Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản cần biết:Yêu cầu về thâm nhập thị trường hàng thủy sản tại Pháp

 1. Quy định pháp lý

Có rất nhiều quy định về nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản vào thị trường Pháp nhưng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường này. Nhìn chung thị trường Pháp đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh an toàn thực phẩm và sức khỏe thì Luật là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thành công thị trường này.

Kể từ khi việc điều hòa luật của EU phần lớn đã hòan tất thì hầu hết luật về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe được áp dụng toàn EU trong đó có Pháp. Song, một số nước Châu Âu như Pháp vẫn áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do Ủy Ban Châu Âu (EC) quy định. Do đó, các sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu cho dù phù hợp với điều kiện của EU nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng Pháp chấp nhận.

Chứng nhận kiểm dịch

Việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào Pháp phải đi kèm chứng nhận kiểm dịch. Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra (thú y) trước khi sản phầm được phép đưa vào thị trường Pháp. Việc kiểm tra rất khắt khe. Chứng nhận kiểm dịch cần được viết bằng ngôn ngữ chính thống Pháp và nếu cần viết bằng thứ tiếng của nước đến. Các nước thuộc EEA không phải tuân theo quy định này.

Quy định kiểm dịch

Luật sản phẩm liên quan nhiều nhất đến các nhà sản xuất tại các nước thứ ba sẽ được nói tới dưới đây, bao gồm luật chung về điều kiện vệ sinh, sức khỏe vật nuôi lẫn luật riêng về các vấn đề như nguyên liệu đóng gói thực phẩm và kiểm soát cặn và chất gây ô nhiễm.

Hướng dẫn 91/493/EEC và những sửa đổi về quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm cá được sản xuất đưa vào thị trường. Không được đưa vào thị trường Pháp các loại cá sau:

    * Cá độc thuộc các họ : Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae, Canthigasteridae;

    * Các sản phẩm cá chứa biotoxin như độc tố ciguatera hay muscleparalysing

Những quy định khác trong Hướng dẫn này dành cho các nhà sản xuất gồm:

    * Điều kiện áp dụng cho các tàu chở hàng của nhà máy

    * Quy định trong và sau khi cập bến

    * Quy định chung cho những qui trình trên bờ

    * Quy định đặc biệt khi giao sản phẩm cá trên bờ (chế biến, đông lạnh, ...)

    * Quy định về đóng gói

    * Quy định về kí hiệu nhận biết

    * Quy định lưu kho và vận chuyển

Hướng dẫn 91/492/EEC và sửa đổi về quy định kiểm dịch đối với loài thân mềm có vỏ khi sản xuất và đưa vào thị trường như vật nuôi thân mềm thuộc lớp mang tấm cho ăn qua màng lọc.

Những quy định tương ứng dành cho nhà sản xuất ở các nước thứ ba theo Hướng dẫn này là:

    * điều kiện khu vực sản xuất

    * quy định về đánh bắt và vận chuyển các mẻ cá hay trung tâm lọc trong, khu vực làm ca kíp hoặc nhà máy chế biến

    * điều kiện làm ca kíp sản ngư có vỏ

    * điều kiện để các trung tâm lọc trong hoặc chuyển hàng được thông qua

    * những quy định đối với các loại ngư sản có vỏ

    * đóng gói

    * bảo quản và lưu kho

    * vận chuyển từ trung tâm giao hàng

    * đóng hàng.

Hướng dẫn 91/67/EEC và những sửa đối về tình hình sức khỏe vật nuôi ảnh hưởng đến việc đưa nông sản và hải sản vào thị trường.

Hướng dẫn 92/48/EEC đưa ra quy định về vệ sinh tối thiểu áp dụng cho các sản phẩm cá đánh bắt trên mạn tàu theo Điều 3 của Hướng dẫn 91/493/EEC.

Quy định Hội đồng (EC) Số 1093/64 đặt ra tập quán theo đó tàu đánh cá của nước thứ ba có thể đỗ trực tiếp và tiếp thị cá đánh bắt của mình tại cảng.

Độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm cá

EU nói chung và Pháp nói riêng đã chi tiết hóa quyền kiểm soát của luật đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác dùng cho cá và các sản phẩm cá. Luật kiểm soát những loại thuốc cấm chỉ định cho vật nuôi và các sản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba.

Một chương trình theo dõi đầy đủ và các điều kiện thí nghiệm phải luôn sẵn sàng. Những hướng dẫn liên quan nhiều nhất đến các sản phẩm cá là:

Quy định của Ủy ban châu Âu (EC) Số 466/2001 đưa ra mức độ tối đa cho phép đối với chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Đối với các sản phẩm cá và nông sản thì chất gây ô nhiễm đó là thủy ngân, cát mi và chì (kim loại nặng).

Hướng dẫn 96/22/EEC ngăn cấm sử dụng các loại chất cụ thể có chứa hooc-môn và hoạt chất thyreostatic, trong đó có kháng thể ß trong các sản phẩm cá.

Quyết định của Ủy ban châu Âu 95/249/EC ấn định giới hạn tổng lượng nitơ cơ bản dễ bay hơi (TVB-N) đối với ngạch sản phẩm cá nhất định và cụ thể hóa những phương pháp phân tích được sử dụng.

Nguyên vật liệu đóng gói cho phép

Những hướng dẫn về nguyên vật liệu đóng gói thực phẩm: Hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và Hướng dẫn cụ thể đối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (Hướng dẫn 2002/72/EC), bằng giấy bóng kính tái tạo lại ( 93/10/EEC) và monome vinyl chloride (Hướng dẫn 78/142/EEC).

Những điều kiện bổ sung

Sản phẩm như cá tầm (chứa trứng cá muối) chỉ được phép nhập khẩu vào EU nói chung và Pháp nói riêng khi có chứng nhận CITE do nước xuất khẩu cấp. Để tái xuất khẩu ra ngoài EU cũng cần có chứng nhận này.

Kể từ tháng 1/2005, luật mới về an toàn thực phẩm đã được lưu hành tại EU (Quy định 2002/178). Nước nào nội trong EU muốn tham gia dây chuyền sản xuất này cần có hệ thống HACCP và hệ thống theo dõi. Luật vệ sinh thực phẩm đã được nhóm thành luật mới thêm một quy định nữa là tất cả các nước thứ ba xuất khẩu thực phẩm vào EU phải có hệ thống HACCP kể từ tháng 1/2006.

2. Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác

Đóng gói nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm cá khỏi tác động cơ học và tạo ra khí hậu vi sinh thuận lợi hơn; là yếu tố thiết yếu của chất lượng bởi vừa đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ sản phẩm đó. Đó cũng là phương tiện giao tiếp thiết yếu với người tiêu dùng. Đóng gói và nhãn hiệu đặc biệt quan trọng trong phân phối.

Vật liệu và kích cỡ

Cần lưu ý những điểm sau khi chọn vật liệu đóng gói thích hợp để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Pháp:

-         trọng lượng sản phẩm

-         kích cỡ sản phẩm

-         số lượng đóng trong một thùng carton

-         tính lành của vật liệu

-         mùi

-         khả năng xếp chồng lên nhau

-         bắt mắt

-         dễ cầm

-         vấn đề môi trường.

Vấn đề môi trường cũng đóng vai trò trong đóng gói, cũng như an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, luật châu Âu nói chung và Pháp nói riêng quy định chất lượng các túi nhựa trong thùng carton nên cùng cấp với chất lượng thức ăn, có nghĩa là tiếp xúc giữa thức ăn và túi nhựa không gây hại sức khỏe. Trong trường hợp các sản phẩm cá đóng hộp, có các quy định dành riêng cho chất thủy ngân và catmi bên trong. Đặc biệt việc sử dụng thùng carton phủ sáp và bọc ngoài vốn không tái chế được dễ bị chỉ trích.

3. Thuế nhập khẩu

Nhiều loại thủy sản bị áp thuế khi nhập khẩu vào Pháp. Mức thuế của EU từ 0% đối với hào, lươn; đến 23% đối với cá mòi và 25% đối với cá thu, cá ngừ và cá trồng. Chi tiết về thuế có thể xem thêm tại http://exporthelp.europa.eu.

Nhập khẩu từ các nước đang phát triển thường được hưởng mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế. Các nước thành viên hệ thống GSP của EU có thể tận dụng các mức thuế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển. Tại Pháp, thủy sản cũng phải chịu thuế VAT 5,3%.

(vietrade)

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cà Mau: Nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh chế biến xuất khẩu thủy sản
  • DN thuỷ sản Đà Nẵng: Đói nguyên liệu trầm trọng
  • Khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm tăng 7% so cùng kỳ
  • Cá tra, basa vươn lên vị trí số 1 trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
  • Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ phục hồi
  • Xuất khẩu thủy sản đang trên đà thuận lợi
  • Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ
  • Cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container