Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (1)

Khái quát chung

Canada, đất nước bao quanh bởi Đại dương Bắc cực, Đại tây dương và Thái bình dương, là nơi tập trung nhiều hồ lớn, trở thành một quốc gia biển rộng lớn. Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản Canada hoạt động trên cả ba vùng lớn: Đại tây dương, Thái bình dương và vùng nước ngọt.

1. Vùng Đại tây dương: chiếm 82% tổng diện tích đánh bắt hải sản của Canada, chủ yếu  là cá trích, tôm, cua tuyết, sò điệp, cá tuyết và tôm hùm.

2. Vùng Thái bình dương: chiếm 14% tổng diện tích khai thác, vùng này chủ yếu khai thác cá trích để lấy trứng và cá hồi. Sò điệp, cá bơn, tôm và cá hồi là những hải sản có giá trị nhất của vùng này.

3. Vùng nước ngọt: chiếm 4% tổng diện tích khai thác thủy sản Canada, là nơi cư ngụ của loài cá chó đen, cá rô vàng, cá chó miền bắc và cá hồi nước ngọt.

Canada xuất khẩu trên 75% hàng thủy sản tới 80 quốc gia trên thế giới. Mặc dù là nước xuất khẩu thủy sản ròng, nhưng ngành thủy sản Canada vẫn không thể đáp ứng nổi nhu cầu trong nước.

Ngày càng nhiều các loại thủy sản sống được đưa vào phục vụ trong các nhà hàng, quầy thực phẩm ở Canada, phổ biến nhất là các loại cá bơn, cá mú, cá chỉ vàng đỏ và cá kiếm. Một trong những nguyên nhân chính về sự phổ biến dùng thủy sản là  người tiêu dùng Canada quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác như người Canada gốc Ấn, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Rất nhiều sản phẩm sử dụng các chất chiết xuất từ hải sản để điều trị các bệnh phổ biến như: loãng xương, huyết áp cao, các bệnh về não.

Canada-Map

Đặc điểm thị trường

1.    Môi trường cạnh tranh

Do nguồn cung nhiều nên Canada không bị thiếu sản phẩm thủy sản tiêu dùng. Vì vậy, để thâm nhập vào thị trường thủy sản Canada, nhà xuất khẩu phải luôn luôn cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đã hiện diện ở thị trường này từ nhiều năm qua.

Để khai thác thị trường Thủy sản Canada thành công nhà xuất khẩu phải có một chiến lược tiếp thị bài bản, đặc biệt lưu ý đến:

a .hàng mẫu;

b. gây thiện cảm ngay từ khi giao tiếp lần đầu;

c. thời gian và điều kiện giao hàng;

d. khả năng cung ứng hàng: chất lượng, số lượng, cấp độ;

e. giá cả và điều kiện thanh toán;

g. đóng gói, lưu kho và vận chuyển;

h. khuyến mại, đặc biệt đói với sản phẩm mới;

i. nhãn mác;

k. ngôn ngữ.

2.    Tập quán thương mại

- Hầu hết các nhà nhập khẩu thủy sản Canada đều muốn đến tận cơ sở sản xuất, kinh doanh của nhà xuất khẩu để đánh giá thực tế năng lực của nhà cung cấp, để từ đó xét xem có thể thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài được hay không.

- Nhiều nhà xuất khẩu băn khoăn rằng đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu Canada thường nhỏ. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu cần ghi nhớ rằng thị trường Canada chỉ bằng 10% thị trường Mỹ và do đó họ cần sẵn sàng phục vụ các đơn đặt hàng nhỏ.

- Thông thường nhà nhập khẩu Canada đòi hỏi nhà xuất khẩu phải cung cấp mẫu hàng, kèm theo giấy chứng nhận phân tích của một cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

-Thủy sản vào Canada được đánh giá về mặt an toàn, bổ dưỡng, thành phần, bao gói và nhãn mác.

- Hải sản nhập khẩu thông thường bị tạm giữ cho đến khi có sự chấp thuận cho phép nhập khẩu của Cục Giám định  thực phẩm Canada (CFIA).

3.    Kênh phân phối

Nhà nhập khẩu và đại lý: Nhà nhập khẩu Canada thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong việc buôn bán với nhà cung cấp mới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhà cung cấp mới mà họ thận trọng nghiên cứu trước khi quyết định đặt quan hệ làm ăn. Các nhà nhập khẩu/đại lý biết rất rõ cần phải làm gì để thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng Canada về chất lượng, thành phần, v.v…của mặt hàng thủy sản, chính vì thế họ muốn giúp các nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường Canada mà không gặp phải những rắc rối sau này, bằng cách gợi ý phương pháp giới thiệu sản phẩm hoặc cung cấp đầy đủ thông tin về bao bì, dán nhãn. Do vậy, đôi khi  nhà nhập khẩu có thể đứng ra bảo lãnh đơn hàng sản xuất, tạo điều kiện cho nhà máy lên kế hoạch lao động và vật tư.

Nhà bán buôn/nhà sản xuất công nghiệp: Một đặc điểm nổi bật trong kênh phân phối này là nhà bán buôn phân phối hàng đến nhiều mạng lưới cửa hàng tổng hợp, cửa hàng chuyên biệt và các đầu mối dịch vụ thực phẩm cho các cơ quan, khách sạn và nhà hàng, đôi khi còn tổ chức các hoạt động khuyến mại tới mạng lưới này.
Kênh cửa hàng tổng hợp (Siêu thị): Nhiều người Canada mua mặt hàng hải sản ở những siêu thị lớn. Các siêu thị này bán nhiều chủng loại: đồ tươi chọn lọc và hải sản chế biến. Một số cửa hàng  mua trực tiếp từ nhà xuất khẩu, nhiều cửa hàng hầu như mua qua các nhà nhập khẩu sở tại. 

Hệ thống cửa hàng chuyên biệt và độc lập: Những cửa hàng này chuyên bán hàng hải sản và chiếm một doanh số lớn. Doanh số bán ở những cửa hàng này ngày càng tăng  và tăng  mạnh. Họ thường mua qua nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn.
 

( Nguồn: Sưu tầm trên internet )

Bài thuộc chuyên đề: Xuất khẩu thủy sản - Thị trường thủy sản thế giới

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada (2): Yêu cầu về chất lượng, bao bì và vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giới thiệu khái quát về thị trường hàng thủy sản Canada(3): Các quy định về nhập khẩu
  • Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015
  • 39 cơ sở được xuất khẩu thủy sản sang Nga
  • Xuất khẩu thủy sản đang "tụt dốc"
  • Hải Phòng - trung tâm giống thủy sản vùng duyên hải Bắc Bộ
  • Công nghiệp hóa ngành nuôi và chế biến cá tra, ba sa ở ĐBSCL Xu hướng tất yếu !
  • Nhật Bản: Giá tôm càng xanh nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container