Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiên Giang: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thiếu nguyên liệu

Mặc dù có lượng tàu khai thác và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), song do cơ cấu mùa vụ và sản lượng thu hoạch không ổn định, nên các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang thường lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu.

Từ đầu tháng 3/2009 đến nay, do thiếu nguyên liệu (chủ yếu là con tôm) nên các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu chỉ hoạt động 50 – 60% công suất. Hiện nay nguyên liệu dự trữ trong kho của hầu hết các doanh nghiệp chỉ đủ sản xuất khoảng 30 ngày nữa, trong khi nguồn nguyên liệu dược bổ sung thì nhỏ giọt. Vì đang là đầu vụ nuôi thả, nên giá nguyên liệu đã tăng khoảng 20% so với thời điểm cuối 2008 nhưng cũng rất khan hiếm hàng. Nguyên nhân bởi sản lượng tôm khai thác từ biển ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó nông dân nuôi tôm bị lỗ mấy vụ liền nên thiếu vốn để tái sản xuất. Theo thống kê sơ bộ của các địa phương thuộc vùng U Minh Thượng và tứ giác Long Xuyên, diện tích thả nuôi tôm sú năm nay đang sụt giảm. Nhiều nông hộ do thiếu vốn và chờ giá nên giảm tiến độ xuống giống, trong đó tôm nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh nhưng đến nay các doanh nghiệp này mới xuống giống khoảng 30% diện tích, thậm chí có một số doanh nghiệp đã “treo” ao không thả nuôi trong mùa vụ này, do vậy nguy cơ thiếu nguyên liệu sẽ còn tiếp diễn. Hàng năm, việc thiếu nguyên liệu thường diễn ra vào đầu quý I. Trong khi những tháng cuối năm 2008, nguyên liệu đánh bắt từ biển về, cộng với sản lượng tôm nuôi thu hoạch rộ giá rẻ hơn 10-15% so với thòi điểm khác.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 17 đơn vị tham gia chế biến thủy sản xuất khẩu, với 21 nhà máy tổng công suất thiết kế gần 95.000 tấn/năm. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu vốn, thiếu mặt hàng để thực hiện. Vì để có một kho lạnh trữ 150 tấn nguyên liệu, cần phải đầu tư 650-700 triệu đồng, chưa kể các chi phí phát sinh khác.

Thông thường để cho ra một đơn vị thành phẩm, cần phải có 2 đơn vị nguyên liệu. Như vậy để duy trì được tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hiện có, cần phải tăng thêm diện tích kho trữ đông 20.000 – 30.000 tấn/năm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư xây dựng kho lạnh trữ hàng chiếm một phần vốn khá lớn của doanh nghiệp, trong khi thời gian thu hồi thì rất chậm, nên nhiều doanh nghiệp ngần ngại đầu tư.

(Theo vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Tháng 4, thanh tra thủy sản châu Âu sẽ đến Việt Nam
  • Hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phát triển sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường
  • Cơ hội cho thủy sản Việt Nam sang Brazil
  • Cà Mau phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản
  • Tây Ban Nha: Cá tra và cá basa của Việt Nam không gây nguy cơ nào đối với sức khỏe
  • Thị trường Thủy Sản Thế Giới năm 2008 Và Triển Vọng 2009
  • Sản lượng thủy sản khai thác tăng 16%
  • Thiếu nguyên liệu cá tra xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container