Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức vẫn rất lớn

Cuộc khủng hoảng nguyên liệu thủy sản cá tra, cá ba sa vừa qua ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) vẫn mới chỉ dừng lại ở ý tưởng trên giấy mà chưa đi vào thực tế.

 Một số DN và nông dân vẫn sản xuất theo kiểu thời vụ, tự phát. Mối quan hệ bộc lộ khá rõ, khi thừa nguyên liệu, DN cố "neo" lại để ép nông dân giảm giá và ngược lại. Vậy, làm thế nào để giúp người nuôi trồng thủy sản (NTTS) và DN xây dựng được mối liên kết chặt chẽ, bền vững nhằm đem lại lợi ích cho cả hai bên trong xu thế toàn cầu hóa cạnh tranh gay gắt.

 Cấp thiết "Xây dựng mối liên kết"

Ông Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: Sản xuất thức ăn - Nuôi trồng - Chế biến xuất khẩu" là 3 khâu quan trọng quyết định hiệu quả phát triển thủy sản (TS) theo hướng bền vững. Nếu phát triển NTTS rồi, nhưng khâu chế biến nâng cao giá trị, xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường không được chú trọng thì bài học về "được mùa, rớt giá" vẫn xảy ra. Tiếp đến, yếu tố xã hội cũng cần phải được quan tâm, nhất là việc làm, thu nhập của người lao động ở các miền quê. Do vậy, NTTS phải được đầu tư lan rộng ra các tỉnh miền núi và Tây Nguyên".

 Đến nay cả nước đã có   1.065.000ha mặt nước NTTS (tăng 540.391ha so với năm 1999), trong đó có 480.000ha mặt nước ngọt, 585.000ha mặt nước lợ. Tuy nhiên, việc hình thành này chỉ là tự phát, nhỏ lẻ và mới dừng ở mức phát triển theo tự nhiên như NTTS nước ngọt, nước lợ và theo vùng sinh thái do công tác quy hoạch không theo kịp với tốc độ phát triển. Hơn nữa, công tác quy hoạch thiếu yếu tố dự báo, đi trước đón đầu và các địa phương không tôn trọng công tác quy hoạch. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo và chưa có quy chế, chế tài xử lý nên NTTS đạt hiệu quả thấp. Thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nhưng cũng chưa được chú trọng. Là nước NTTS phát triển nhưng công nghệ sản xuất thức ăn NTTS, các chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý môi trường ít được quan tâm đầu tư sản xuất. Hiện cả nước có 90 nhà máy sản xuất thức ăn nhưng không được đầu tư nâng cấp, nên mới chỉ đáp ứng 62% nhu cầu thức ăn nuôi TS. Trong khi đó, thức ăn nước ngoài tràn ngập thị trường, khó kiểm soát nên việc lựa chọn thức ăn an toàn khó khăn, dẫn đến rủi ro luôn "rình rập".

 Cần định hướng cho đối tượng NTTS chủ lực

Bà Nguyễn Xuân Thu, Viện trưởng Viện nghiên cứu NTTS III cho biết: "Một kỳ vọng lớn của Chương trình 224 về phát triển NTTS thời kỳ 2000-2010 là gia tăng phát triển nuôi biển, nuôi cá rô phi và trồng rong biển. Thế nhưng các mục tiêu này đến nay mới đạt thấp, do không xác định hướng nuôi phục vụ xuất khẩu và không có giải pháp thích hợp để nuôi thâm canh công nghiệp tập trung để cung cấp đủ lượng và chất cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Do vậy, giai đoạn II này cần phải định hướng đối tượng nuôi trồng chủ lực để từ đó quan tâm thích đáng cho việc nghiên cứu sản xuất giống bảo đảm cả về chất, lượng và vệ sinh ATTP, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đi liền với đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng như thủy lợi, xử lý nước thải, chất thải rắn phục vụ NTTS tránh dàn trải". Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTTS, cùng những dự báo và giám sát, phòng, chống dịch bệnh chưa được đầu tư kịp thời. Để khắc phục cơ bản được điều tồn tại trên, phải khẩn trương đào tạo cho đội ngũ cán bộ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao cho các vùng trọng điểm.

 Xác định TS như một ngành kinh tế chủ lực, những tồn tại được đưa ra "mổ xẻ" để có hướng đi đúng trong giai đoạn tiếp theo là việc làm cần thiết, cần đầu tư xây dựng mối liên kết "Sản xuất thức ăn chăn nuôi - Người nuôi - Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu". Những dự báo về xu hướng phát triển NTTS của thế giới và thị trường trong nước sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi.

(Theo báo Hà nội mới )

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu thủy sản năm 2009: Dự kiến chỉ đạt 3,5 - 4 tỷ USD
  • 10 giải pháp gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
  • Phát triển đối tượng thủy sản nuôi có thị trường
  • Hợp tác nghiên cứu, bảo vệ, phát triển thủy sản
  • Những chuyến biển cuối năm
  • 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN thủy sản
  • Năm 2009: Mục tiêu xuất khẩu thủy sản giảm mạnh
  • Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đạt 4 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container