Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường cá da trơn tại Mĩ tháng 9/2009 và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Được coi là thị trường có nhiều thách thức đối với cá tra Việt Nam với những rào cản thuế quan và kỹ thuật, nhưng Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định về nhập khẩu mặt hàng này. Tháng 9/2009, Mỹ đã nhập khẩu trên 4 nghìn tấn cá tra Việt Nam, trị giá 13,48 triệu USD, tăng 77% về lượng và 75% về giá trị so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng gần 63% về giá trị đạt trên 95 triệu USD.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mĩ, trong tháng 9/2009, sản lượng chế biến cá da trơn nuôi nội địa tại nước này đạt tổng cộng 36,4 triệu pao, giảm 7% so với tháng 9/2008. Mức giá trung bình trả cho nhà sản xuất đạt 77,2 cent/pao, tuy có tăng 0,3 cent/pao so với tháng 8/2009 nhưng vẫn giảm 5,5 cent/pao so với cùng kỳ 2008. Như vậy, tình hình sản xuất của các nhà chế biến nội địa Mĩ vẫn chưa thể được cải thiện bất chấp nhiều nỗ lực của chính phủ nước này thời gian qua.

Tuy nhiên cũng theo thống kê mới này, thị trường cá da trơn tại Mĩ đã có những tín hiệu tích cực rõ rệt. Riêng trong tháng 9/2009, mức tiêu thụ cá da trơn chế biến của người dân nước này đã đạt 18,9 triệu pound, tăng 2,1% so với tháng 8/2009 và 4,6% so với cùng kỳ 2008. Trong đó, chứng kiến xu hướng chuyển dịch từ tiêu thụ cá tươi sang cá đông lạnh của người tiêu dùng Mĩ.  Cụ thể, trong khi lượng cá da trơn tươi bán ra chỉ đạt 6,4 triệu pound, giảm 2,8% so với tháng 8/2009 thì  tổng lượng cá đông lạnh bán ra trong tháng 9 đã lên tới 12,48 triệu pound, tăng 4,8% so với tháng 8/2009. Điều đáng chú ý là lượng cá da trơn đông lạnh bán ra vẫn tăng dù mức giá trung bình cho 1 pound cá loại này cao hơn 4 cent so với giá 1 pound cá tươi (2,53 USD/pao so với mức 2,49 USD/pao). 

Đặc biệt, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, lượng tồn kho cá da trơn tại thị trường này đã giảm, chỉ đạt 11,7 triệu pound, giảm 3,7% so với tháng 8/2009 và giảm 9,87% so với cùng kỳ 2008. Tuy nhiên, dường như các nước xuất khẩu mới là những đối tượng chính hưởng lợi từ sự phục hồi phần nào của thị trường cá da trơn taị Mĩ. Theo đó, lượng cá nước ngọt (bao gồm 2 loại chính là Ictalurus spp., và Pangasius spp.,) nhập khẩu vào nước này tính tới thời điểm tháng 8/2009 vẫn tiếp tục tăng mạnh, đạt 11,7 triệu pound, tăng 67% so với cùng kỳ 2008.

Đây thực sự là cơ hội tốt cho các DNXK cá tra, basa Việt Nam nhằm chiếm lĩnh và củng cố vị thế tại thị trường quan trọng này.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container