Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ucraina kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật gây khó cho thủy sản Việt Nam

Việc đột ngột áp dụng kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu của Ucraina khiến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lúng túng.

Ngày 23/7/2009, Ucraina áp dụng quy định mới trong việc kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Chỉ các doanh nghiệp nước ngoài đã được Cơ quan thẩm quyền Ucraina kiểm tra, công nhận mới được phép xuất khẩu vào Ucraina.

Tính đến hết tháng 5 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ucraina đạt 32 triệu USD cho nên quy định mới của Ucraina sẽ gây khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ucraina.
 
Bộ trưởng bộ NN&PTNT vừa có chuyến thăm và làm việc tại Ucraina cho biết, phía Ucraina hứa sẽ giải quyết vấn đề này trên cơ sở hợp tác và hữu nghị.

Để đối phó với tình huống trên, bà Trần Bích Nga - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) - đã gửi công thư đến Ủy ban Nhà nước về thuốc thú y của Ucraina trình bày các nguyên tắc kiểm soát thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu đang thực hiện ở Việt Nam và đề nghị được mời Ủy ban nhà nước về thuốc thú y Ucraina nhanh chóng sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận các doanh nghiệp chế biến thủy sản có nhu cầu xuất khẩu vào Ucraina. Phía Ucraina hứa đầu tháng 8/2009 sẽ sang Việt Nam.

Trong thời gian chuyển tiếp để chờ các doanh nghiệp Việt Nam được kiểm tra và công nhận xuất khẩu vào Ucraina, bà Nga cũng đề nghị phía Ucraina tạo điều kiện, cho phép nhập khẩu các lô hàng thủy sản đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu theo quy định của Ucraina.
 
Theo ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, sau khi khảo sát 3 thị trường Mỹ, Nga, và Ucraina, mối quan tâm chính với sản phẩm cá basa nói riêng và thủy sản Việt Nam nói riêng là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, thách thức lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam là làm sao phát triển bền vững thị trường nội địa và nước ngoài.
 
Tham khảo thị trường xuất khẩu thủy sản lớn5 tháng năm 2009
  
STT
Thị trường
ĐVT
Tháng 5
5 tháng
1.      
Bỉ
7.810.968
32.160.837
2.      
Canada
8.040.147
30.627.240
3.      
CHLB Đức
15.356.934
75.737.207
4.      
Hà Lan
10.180.878
37.435.165
5.      
Hàn Quốc
21.652.382
100.454.512
6.      
55.700.004
228.644.865
7.      
Hồng kông
6.637.086
31.080.107
8.      
Italia
9.568.234
41.484.178
9.      
Nhật Bản
54.653.618
245.636.591
10.  
Australia
9.364.603
39.298.984
11.  
Tây Ban Nha
12.569.699
63.605.078
12.  
Trung Quốc
7.900.596
38.019.623
13.  
Ucraina
8.473.484
31.803.409
 
……
 
 
 
Tổng cộng
1.373.454.766

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • DOC lùi phán quyết cuối cùng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam
  • Triển vọng thị trường xuất khẩu cá tra, basa
  • Xuất khẩu tôm đang phục hồi dần
  • Cá tra xuất khẩu sẽ có mã số, mã vạch
  • Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Ukraine gặp khó
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm trên 11%
  • Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm sụt giảm
  • Xuất khẩu cá tra sẽ khởi sắc từ tháng 8/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container