Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
LTS: "Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai" quý giá về tư liệu lịch sử và đặc biệt về thể loại ghi chép của một tác giả có tầm cỡ, từng cầm súng chiến đấu ngăn chặn bọn biệt kích để cứu đồng bào - tác giả hy sinh tại công sự với tư thế anh hùng. "Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai" sẽ đưa chúng ta tiếp cận lại hình ảnh tác giả cùng Đảng bộ và quân dân Cà Mau - Tây Nam Bộ những năm tháng tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đầy nhiệt huyết.
Tất cả được đánh dấu bằng chi tiết cụ thể, chính xác và cảm động. Ngoài sự giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử, đối với những người cầm viết, "Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai" còn là bài tập huấn nghiêm túc, sinh động.
Đọc loạt bài này, chúng ta càng hiểu Nguyễn Mai và nhận diện lại cuộc sống chiến đấu ác liệt trong thời điểm tác giả đề cập, để thêm tự hào. Nhà thơ Nguyễn Bá đã công phu biên soạn loạt bài này, Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Di ảnh Nguyễn Mai và tập văn của tác giả Nguyễn Mai. |
Ngày nay, hơn ba mươi năm tác giả Nguyễn Mai đã mất, các tòa báo và anh em đồng nghiệp còn giữ nhiều bản thảo của anh. Trong đó, có một chùm bản thảo viết rõ ràng, chữ đẹp, ngòi viết Pake mực xanh thắm hiện từng dòng, từng trang. Bản thảo bài Rừng, bài Chuyến đi Sa Đéc được Nguyễn Mai trình bày chữ thật to. Chữ Rừng có vẽ nền cây lá minh họa…
Chùm bản thảo này, năm 1977 và 1985 tôi xếp vào tập Rừng.
Còn nhiều chùm di bút khác đang thất lạc và nằm im đâu đó. Riêng chùm di bút không thể đọc được và khó xếp thành bài - lên đến mấy trăm trang chi chít chữ xuôi ngược, dọc ngang - gồm Việt ngữ, Pháp ngữ với nhiều mẩu giấy, khổ giấy khác nhau… thì tôi đang lưu trữ.
Nhà báo Phạm Văn Tri là một trong những đồng nghiệp có công sưu tầm, bảo quản và giới thiệu tác phẩm Nguyễn Mai. Nhờ vậy, sau chiến tranh, Nguyễn Mai từng "sống lại" với vùng đất thân yêu của mình - nơi anh đã lấy địa bàn làm đề tài và ngã xuống cho tự do độc lập. Nhưng chúng ta coi như chưa "làm tròn nhiệm vụ" đối với đồng nghiệp Nguyễn Mai.
Khối bản thảo tôi giữ hiện nay khó lòng đọc và chắp thành bài được. Đã có những bản viết tốt hơn (cùng một bài) do tác giả chép và chỉnh lại trước lúc hy sinh, đã được in, hoặc còn nằm đây đó...
Còn khối bản chi tiết ngoằn ngoèo này có thể là những ghi chú, ghi chép tư liệu. Tuy vậy, ta có thể chọn lọc ra, "báo cáo" với bạn đọc một cách công phu nghiêm túc nhất.
Lần này, theo đề nghị của Ban Biên tập Báo Cà Mau, hướng tới các hoạt động chào mừng ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) và việc UBND tỉnh xét tặng giải thưởng Nguyễn Mai dành cho cá nhân có những đóng góp tiêu biểu, xuất sắc vào sự nghiệp báo chí Cà Mau qua các thời kỳ, tôi đọc di bút của Nguyễn Mai và đem hết sức mình chép lại theo một thứ "trật tự" mà chính tôi cũng không hiểu nên làm thế nào cho ổn. Cuối cùng, tôi dở từng trang từ trên xuống, chép di cảo người đã khuất như "dỡ khoai" vậy thôi.
Trang thứ nhứt:
"Tôi chèo ngược dòng Sông Đốc để vô kinh Phát Thạnh, khỏi một quãng ngắn, tôi thư thả lũi xuồng vào bụi chà là, quay lại ngắm cái phong cảnh tiêu điều của đồn Rạch Ráng. Trại Bảo An bên này, đồn Dân vệ bên kia. Trụ sở tề xã ngay đầu rạch… (tất cả đều hoang đổ). Tường vôi lở loét, cây, thiếc (thay chữ cột, lá) ngổn ngang. Một không khí chết trùm lên đó như bãi lạnh" (thay chữ nghĩa địa).
30/12/1964
Nguyễn Mai
(Chữ ký viết tháo và gạch dưới).
Cách một khoảng giấy trắng có ghi "chép xong ngày" nhưng không đề ngày nào.
Trang thứ hai:
Cùng nội dung như trang nhất - nhưng có dấu gạch bỏ từ trên xuống, và có nội dung khác nhau:
"Một đại đội ngụy quân trấn giữ mảnh đất này không quá 300 thước bề dài đã rút chạy, với bao nhiêu sự nhục nhã, đê hèn".
"Hai bên bờ lá dừa nước chết vì thuốc độc
Những bụi chà là tươi tốt lại mọc lên".
Hai hàng này tác giả gạch bỏ. Dưới một khoảng, có dấu mũi tên, tác giả viết tiếp:
"Không thể giữ được (Công sự dày) chạy"
Rõ ràng đây là bản ghi chép, gần với phóng sự hơn bút ký. Có lẽ hình ảnh này, tư liệu này đã thành một bài báo của Nguyễn Mai vào đầu năm 1965 sau khi đồn Rạch Ráng rút chạy trước sức bao vây tấn công của quân dân ta. Nhưng giờ đây, đọc lại những dòng ghi chép khi tác giả "lũi xuồng vào bụi chà là ở kinh Phát Thạnh" để viết, thì cảm động biết bao.
Hình ảnh "tiêu điều, cây - thiếc ngổn ngang", và vị trí của từng loại giặc đóng ở đâu, ở đâu, hiện giờ có ai nhớ rõ. Nhất là ngày tháng (30/12/1964) giúp cho các nhà soạn lịch sử địa phương Cà Mau một chứng liệu đáng tin cậy nhất.
Với ngần này tư liệu rút từ một trang di bút của nhà báo lớn, ta đủ thấy Nguyễn Mai quý giá và cần cho chúng ta như thế nào./.
(Theo Nguyễn Bá/CMO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com