Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 15

Phân công phục vụ thương binh tại giường bệnh.      

Trang thứ ba mươi mốt:

"Ngày 10/11/1966, Plue* xanh nước biển"

"Em Ph".

"Trong cơn bịnh, anh vẫn viết một chuyện tâm tình rất dài, để tặng em. Sợ không vào tập đủ, nên anh rút ngắn lại. Tuy vậy, nó vẫn chiếm một phần giấy lớn. Anh viết rất say mê. Sau khi anh trở giấc vào khuya, trong khi cơ thể đang rã rời".

"Viết thơ cho em mãi, rồi lại viết chuyện lòng. Như thế, em cũng hiểu anh thương em nhiều hay ít"

"Anh không làm em thất vọng đâu. Tưởng bạc vàng, thì anh đào không được; chớ một tập thơ - văn, thì không đến nỗi nào. Anh hứa chắc lắm. Nhưng, như thơ trước anh nói: Em ráng chờ, vì lý do này nọ. Em thông minh lắm, hiểu lý do chưa? Ừ, nếu hiểu, thì đừng giận, đừng chán nhé".

"Cũng như anh: đang mong tấm ảnh của em. Nhưng mỗi lần được thơ mà không được ảnh, thì anh không giận và không chán chút nào. Anh rất hiểu em không phải làm khó dễ anh, mà tại gì đó thôi. Thì anh vẫn ráng chờ lần khác"

"Đọc một tập thơ mà chính do anh mình tặng, anh nghĩ rằng dù thơ có dở đến đâu, cũng còn giữ được cái giá trị tinh thần. Em đọc thơ anh vào mùa sen nở, em nghe buồn. Em đọc thư anh vào mùa lá rụng, em vẫn nghe buồn. Và, cái mùa đông lạnh lẽo này, em đọc lại càng buồn! Hãy chờ mùa xuân nhé!… Thôi, anh nói chơi, chớ làm gì lại đợi đến mùa xuân. Anh muốn em đọc tập thơ anh vào đông - dù là lúc tàn đông - để vết ưu buồn trong thơ lan ra ngoại cảnh; buồn thêm!"

"Thơ!… Chao ơi, sao anh lại vướng chân vào cái nghiệp hất hủi nầy? Lần thứ nhứt, anh mới tẫn mẫn chép từng trang thơ thành tập, để tặng một người em. Lần thứ nhứt (gạch dưới 3 chữ "Lần thứ nhứt")”,

"Em đừng thất vọng và chán ngán. Tập thơ sẽ đến với em rất chân thành".

"Thương em

Anh

H."

Chị Tư đem hai thơ này đi vào chiều 26/11 (rằm tháng 10 âm lịch). Câu ghi góc trên bài

Trang thứ ba mươi hai:

"Ngày 18/11/66. Plue vàng"

"Em Ph".

"Anh vẫn chưa hết bịnh. Định viết thư cho em từ hôm qua, mà mãi đến nay mới viết, sau khi đã nằm vùi từ 6 tiếng đồng hồ".

“Một tác phẩm mà anh đã viết xong hồi năm ngoái, nay vẫn còn nằm vạ đó. Gần Tết rồi, anh tính chép lại gởi đi, nhưng ngày qua ngày, anh làm biếng quá! Chỉ có 5.000 chữ thôi. Thế mà anh ngán như ngán cái gì!"

"Riêng việc viết thư cho em, thì anh không làm biếng. Bởi vậy, mới có thơ nầy cho em đọc, chớ không thì anh cứ nằm vùi".

"Anh viết thơ như vầy, em khó đọc không? Chắc em đã quen dòng chữ của anh rồi chớ. Rối lắm, nhưng có khi thì kỹ lắm".

"Nhức đầu quá em à! Anh uống đỡ Midol, Optalidon, nó chỉ dịu xuống một chút, rồi lại nhức. Nhưng, nhức thì kệ nó, nó không cản trở việc viết thơ đâu".

"Đọc thơ em vào sáng ngày 16, anh nhớ em thiệt là nhiều. Nỗi buồn dâng lên cao vút! Anh xếp cánh thơ em như xếp một thiên tiểu thuyết".

"Việc nhà có nhiều và bận rộn không em? Nếu bận rộn, thì em nên lo việc nhà. Còn chuyện em hỏi anh hôm nọ, thì anh trả lời: đây không nghe nói gì về em. Điều em cần biết thì anh không nhờ người "bá vơ" đem thơ cho em nữa. Vậy em khỏi ngại. Cứ gởi thơ anh. Em bây giờ mập lắm hả? Em mà mập? Nói dối đi! - Má có ở nhà thường không? Anh kính thăm ba má nhé - Quên nói về tập thơ. Em cho anh rút lời hứa lại, nghĩa là anh không gởi tặng em……………………………………….".

"Nói chơi vậy chớ làm sao mà không gởi. Anh đang nắn nót từng chữ như học trò viết Ecriture* đây nè. Tật anh rất kỹ, khi chép thành bài, thành tập. Thế nào anh cũng gởi. Chậm trễ là vì anh đau. Đừng giận nghe em".

"Thăm em. Chúc em vui, còn cái gì buồn thì cứ để dành anh".

"Anh

Hồng"

Trong đời của những nhà nghệ sĩ, tuổi hoa niên, được viết những lá thư thế này thật là hạnh phúc. Những bức thư làm nẩy nở biết bao tình cảm quê hương, đất nước. Tính nhân văn trong những bức thư Nguyễn Mai rất ngạt ngào.

(Theo Nguyễn Bá/CMO)

  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 1
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 2
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 3
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 4
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 5
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 6
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 7
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 8
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 9
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 10
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 11
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 12
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 13
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 14
  • Di bút của Nhà báo Nguyễn Mai Kỳ 15