Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn hoá đón Tết của Trung Quốc

Tết Nguyên đán là ngày lễ mà người dân Trung Hoa coi trọng nhất, nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong phong tục tập quán của họ.

 

Trên khắp mọi miền của đất nước Trung Quốc, và ở những miền đất mà người Hoa đang sinh sống, khi đón Tết đều diễn ra những hoạt động văn hoá long trọng như treo đèn kết hoa muôn màu muôn sắc. Thông qua những hoạt động này họ thể hiện mong muốn có một cuộc sống tươi đẹp hơn, xua đi bệnh tật, xui xẻo, họ muốn gửi tới những người thân yêu lời chúc phúc, sức khoẻ, sự yên bình cho một năm mới. Nếu thưởng thức những hoạt động văn hoá đón tết một cách tinh tế chúng ta sẽ nhận ra mỗi năm sẽ có những hy vọng mới mang một ý nghĩa mới.

 

Treo câu đối tết, tranh tết là một trong những phong tục trong văn hoá đón tết của người Trung Hoa. Mỗi khi tết về, mọi người lại viết những câu đối mang ý nghĩa tốt lành trên những tờ giấy đỏ và dán lên cửa ra vào để thấy mùa xuân đã thực sự tràn về.
 
 
Tranh tết là một đoá hoa thần kỳ trong nghệ thuật hội hoạ dân gian Trung Quốc. Nó khởi nguồn từ môn Thần Hoạ thời cổ đại, sau này dần dần biến đổi thành Tranh tết. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, mọi người lại trang hoàng cho ngôi nhà của mình thật lung linh bằng những bức tranh, mang không khí vui tươi đến cho ngày tết.
 

Đón xuân rước lộc, treo chữ “Phúc” là phong tục đón tết truyền thống của người Trung Hoa. Họ treo chữ “Phúc” trên cửa, trên tủ, trên tường, có người còn treo ngược chữ “Phúc” với ngụ ý Phúc sẽ đến nhà họ trong năm mới. (hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán).
 

Chờ đón giao thừa là một truyền thống của người dân Trung Hoa. Đêm giao thừa mọi người trong gia đình tụ họp cùng ăn bữa tất niên tràn ngập tình cảm ấm áp, già trẻ cùng ngồi lại kể chuyện năm cũ, bày tỏ tình cảm và hy vọng vào một năm mới.
 



Múa rồng, múa sư tử là một hoạt động văn hoá chào đón năm mới đặc sắc của người dân Trung Hoa. Múa rồng bắt nguồn từ mô hình “vũ long phi vũ” đời Hán. Người Hán xưa coi Rồng là sự hoá thân của sự tốt lành, tưởng tượng Rồng là vị thần mưa, họ múa Rồng để cầu mong thần Rồng phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Sư tử tượng trưng cho sự hùng tráng. Khi xuân về mọi người cùng nhau múa sư tử, hy vọng với sự mạnh mẽ hùng tráng Sư tử sẽ bảo vệ cho họ, và mang lại sự yên bình. Phong tục này đã mang lại cho người dân Trung Hoa sự ấm áp và vui vẻ trong ngày xuân.
 

 

(Nguồn: aFamily)

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới
  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan
  • Vì sao Bangkok hấp dẫn du khách quốc tế?
  • Mùa thu Sydney
  • Cùng đón Tết té nước của người Thái tại Bangkok
  • Tết âm lịch của người Hàn Quốc
  • Giáng Sinh muôn nơi
  • Hơn 14.000 ông già Noel xuống phố
  • Tuyết rơi trắng trời ở Áo
  • Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh
  • Những nét độc đáo ngày Giáng sinh
  • May - Tết cổ truyền ở Lào
  • 10 du thuyền lớn nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com