Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẻ đẹp quyến rũ của ....hoa độc

Có thể bạn không biết, đằng sau vẻ quyến rũ tưởng chừng vô hại của những loài hoa đẹp quanh ta lại là mối nguy hiểm khôn lường. Hãy cũng ngắm nhìn vẻ đẹp của một số loài có chứa độc tố để biết nhé!

Năm mới đến rồi, ai cũng muốn cho ngôi nhà của mình đẹp hơn, lung linh hơn với những bình hoa đẹp nhưng hãy lưu ý một số loài hoa, chỉ một lượng nhỏ chất độc trong thân, cánh hoa cũng có thể gây khó thở, hôn mê, thâm chí có loài dẫn đến tử vong.

1. Cây hoa phụ tử - Tên gọi khoa học: Aconitum

Tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tố cao. Chiến binh cổ đại thường sử dụng hoa phụ tử để đầu độc nguồn nước kẻ thù của họ. Chất độc trong cây gây ngứa ran và tê trong miệng, sau đó là ruột, tiếp theo là hiện tượng nôn mửa, ngạt thở.
 
 

2. Cây Phi Yến – Tên khoa học: Delphinium

Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một chất có tên gọi Alkaloid delphinine gây ra nôn mửa nếu ăn một lượng nhỏ, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm với số lượng lớn.
 
 

3. Cây Thủy Tùng – Tên khoa học: Taxus Baccata

Thủy tùng có trái màu đỏ mọng rất ngon mắt nhưng thực tế loại cây này có chứa độc tố Tananes, chất độc này tập trung nhiều nhất trong phần hạt. Nhiều người đã tự tử bằng cách nuốt lá và nhai hạt thủy tùng.
 
 

 4. Cây Hoa Đỗ Quyên – Tên khoa học: Rhododendron occidentale

Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
 

  5. Cây ngoắt nghẻo - Tên khoa học: Gloriosa superba

Củ và hạt có chất kịch độc Colchicine và một số chất Alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
 

6. Cây Ngọc Trâm - Tên khoa học: Cyclamen persicum

Củ của cây này có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa.
 
 

7. Cây Hoa Thủy Tiên – Tên khoa học: Narcissus

Củ của cây có chất Alkaloids Lycorine gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải. Trên thân cây còn có độc tố có thể gây viêm da.
 
 

 8. Cây Hoa Trúc Đào – Tên khoa học: Oleander


Tất cả các bộ phận của cây đều có độc. Nếu dùng củi trúc đào để đốt, khói của nó có thể dẫn đến các phản ứng nguy hiểm ở phổi gây tử vong.
 

 9. Cây Hoa Hồng Môn – Tên khoa học: Anthurium

Các cuống và lá cây đều có độc, nếu ăn phải thì miệng sẽ nóng bừng rồi sưng và nứt nẻ. Tiếng nói sẽ trở nên khàn và cảm thấy khó nuốt. Tuy nhiên, các triệu chứng trên sẽ tự mất dần.
 

10. Cây Hoa Thiên Điểu – Tên khoa học: Strelitzia reginae

Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
 

 11. Cây Hoa Cẩm Tú Cầu – Tên khoa học: Hydrangea macrophylla

Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
 
 

(Theo Tiền Phong)

  • Top 10 khách sạn tốt nhất thế giới
  • Thiên đường dành cho mèo ở Đài Loan
  • Vì sao Bangkok hấp dẫn du khách quốc tế?
  • Mùa thu Sydney
  • Cùng đón Tết té nước của người Thái tại Bangkok
  • Tháng 4: Lễ hội rước "của quý" của Nhật Bản
  • Kuala Lumpur ngủ muộn
  • Thăm nhà nữ thần sống ở Kathmandu
  • Chợ phiên gia súc ở Karakol (Kỳ 2)
  • Karakol lặng lẽ yên bình (Kỳ 1)
  • 10 tàu cao tốc nhanh nhất thế giới
  • Những vùng đất “khát” cờ bạc nhất thế giới
  • Những hành tinh kỳ lạ của vũ trụ (tiếp)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com