Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Khác với các dân tộc như Stiêng, Mạ, lễ hội ăn thần lúa của người Chơro không có cây nêu và nghi thức đâm trâu.
Tuy nhiên, những hoạt động biểu diễn cồng chiêng, tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ và nghi thức cúng thần lúa của dân tộc này lại mang những nét độc đáo riêng, đề cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
Tại xã Bàu Trâm (thị xã Long Khánh), vào đúng ngày người Chơro nơi đây tổ chức lễ hội ăn thần lúa, từ sáng sớm, hàng trăm người Chơro đã tập trung tại nhà già làng, trong không khí rộn rã tiếng cười, những người đàn ông, đàn bà và cả những em bé, mỗi người tự tìm cho mình một công việc phù hợp.
Thế rồi, những cây cơm ống (nguyên liệu làm từ gạo nếp và đậu) trong chốc lát đã được đem nướng trên than hồng, những chiếc bánh dày làm từ gạo nếp cùng đậu phộng, dầu ăn, hạt vừng trắng được cuộn tròn xếp ngay ngắn.
Chị Thị Út hào hứng cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi được ăn Tết của dân tộc mình theo cách này. Chúng tôi đã chuẩn bị gần 20 con gà, 80kg nếp và nhiều thức ăn khác để đãi khách. Mấy năm trước, chính quyền cũng tổ chức lễ hội Sayangva, nhưng mấy xã tập trung lại làm một nơi, do đi lại khó khăn nên đa số người Chơro chúng tôi không tham dự được."
Dưới bếp thì tấp nập việc nấu nướng, còn ngoài sân, trên những khoảng đất trống trong vườn nhà ông Thổ Đực, các thanh niên dân tộc Chơro lại hồ hởi với những trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đập niêu...
Lớp trẻ con cũng có nhiều cách riêng để “hưởng thụ” ngày lễ Sayangva. Các em, đứa thì xem người lớn chơi trò chơi dân gian, một số khác chơi nhảy dây, có em dõi theo người lớn bày mâm lễ, nấu nướng thức ăn.
Cháu Thị Bình (14 tuổi) cho biết: "Hôm nay cháu đã học được cách làm cơm ống của dân tộc mình. Ngoài ra, cháu còn biết thêm nhiều điều về lễ hội Sayangva, thì ra dân tộc cháu cũng có những bài hát, điệu múa riêng."
Tất bật nhất trong dịp lễ hội ăn thần lúa là già làng Thổ Đực (76 tuổi), từ nhiều ngày trước lễ hội, già làng đã phải lo chuẩn bị cồng chiêng, rượu cần, sắm lễ vật cúng thần linh.
Theo ông Thổ Đực, tỉnh Đồng Nai là nơi cư trú và sinh sống lâu đời nhất của người Chơro, lễ hội Sayangva được người Chơro ở Đồng Nai tổ chức từ tháng Hai đến giữa tháng Ba âm lịch hàng năm. Trước đây, các gia đình tự tổ chức việc cúng thần linh rồi mời anh em, người trong dòng tộc, trong làng đến ăn uống.
Trong hơn một tháng, gia đình này rồi đến gia đình khác thay phiên nhau tổ chức, người được mời đến cũng mang theo một thứ gì đó (rượu cần, gà…) để góp vào chung vui.
Ông Thổ Đực tâm sự: “Những người có hiềm khích với nhau, nhưng sau lễ hội Sayangva là mọi bất hòa được xí xóa. Lễ hội này vì thế thể hiện tính gắn kết, hòa hợp trong cộng đồng.”
Già làng lý giải sau vụ mùa tổ chức lễ hội Sayangva để cúng tạ ơn thần núi, thần sông, thần đất, vì đã phù hộ cho người Chơro có một vụ mùa bội thu và cầu mong mưa thuận, gió hòa để mùa sau nhà nhà được no đủ.
Tuy nhiên, theo phong tục đề cao cả phần lễ và phần hội, vì thế đây là dịp người người, nhà nhà được vui chơi. Từ những lý do này mà lễ hội Sayangva được dân tộc Chơro truyền từ đời này sang đời khác.
Cồng chiêng và rượu cần, là hai thứ không thể thiếu và được dùng để cúng thần linh trong lễ hội Sayangva. Ngoài ra, lễ vật mà người Chơro dâng các vị thần dịp này còn có gà, lợn, bánh dày, cơm ống.
Sau gần một ngày vui chơi, sửa soạn, buổi chiều là lúc lễ cúng thần linh chính thức diễn ra. Kết thúc bài cúng của già làng, khi tiếng cồng vang lên, người Chơro tập trung bên bếp lửa, cùng nhau hát múa, uống rượu cần cho đến tận đêm khuya. Riêng những người già thì ngồi bên chum rượu cần và hát đối - một tục lệ cổ xưa nhất của người Chơro mà ít người còn giữ được.
Già làng Thổ Đực cho biết ngày trước sau khi cúng xong, người Chơro ngồi lại với con cháu trong nhà, dạy cho con cháu về truyền thống, tập quán của dân tộc mình cũng như những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Nhiều tục lệ cổ xưa giờ đã mai một, như lễ hội Sayangva, nếu không có sự quan tâm của Nhà nước thì cũng khó duy trì. Việc tổ chức lễ hội hôm nay, Nhà nước cũng hỗ trợ kinh phí, chúng tôi đứng ra tổ chức, thế nên bà con Chơro thấy được trách nhiệm của mình, ai cũng hào hứng góp sức, chung vui.
Người Chơro ở vùng này trước đây đều nghèo đói, mấy năm nay, được chính quyền quan tâm, hỗ trợ sản xuất nên kinh tế khá lên, đa số các gia đình đã thoát nghèo.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Nhóm chúng tôi gồm 11 người xuất phát từ TPHCM, ngoài hai vợ chồng tôi đã trên 60, còn lại là 9 bạn trẻ, quyết làm một chuyến ngao du miền núi phía Bắc. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng tôi lên đường, theo hướng đi Sơn Tây rồi vượt sông Đà qua cầu Trung Hà.
Về Bạc Liêu, viếng thăm những di tích, danh thắng của vùng đất có nhiều giai thoại hấp dẫn là chuyến đi nhiều thú vị. Từ ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu nổi tiếng ăn chơi cho đến khu di tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, khởi nguồn cho những bài ca vọng cổ và nghệ thuật dân gian đờn ca tài tử.
Nằm cách thành phố Rạch Giá 80 cây số và cách hòn Phụ Tử khoảng 1 cây số, hòn Trẹm nhô lên như một ngọn đồi kỳ thú, ba mặt quay ra vịnh Thái Lan. Tuy gọi là hòn nhưng hiện nay hòn Trẹm đã dính liền với chân núi như một bán đảo, ngày đêm lộng gió và sóng vỗ rì rầm, tạo thành một bức tranh thiên nhiên vô cùng quyến rũ.
Nhìn từ bên ngoài, nơi này chẳng có gì đặc biệt, trông giống như cổng của một ngôi chùa bình thường dựa vào vách núi. Con đường trước cổng chùa có nhiều hàng quán, bán từ chai rượu "đặc sản" đến các loại thuốc Nam để cho khách mua về ngâm rượu. Nhưng khi bước chân vào chùa là gặp một không gian khác, hang động ngay trong lòng thị tứ của phố núi Lạng Sơn.
Nằm uy nghi dưới những rặng bồ đề còn hằn lên những dấu tích xưa ở một góc nội ô thành phố Cà Mau (khóm 3, phường 4), Quan Âm cổ tự - còn gọi là chùa Phật Tổ - còn giữ nét bí ẩn về một truyền thuyết đã có từ thuở khai hoang mở cõi ở xứ cực nam của tổ quốc.
Hàng năm, cứ hễ vào mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư cũng bắt đầu vào mùa du lịch. Đến đây lúc này khách sẽ bị choáng ngợp bởi nét hoang sơ hiếm có của cánh rừng tràm nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia chừng 10 cây số về phía tây bắc.
Ninh Bình quyến rũ du khách dừng chân bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có ba ngôi chùa cổ nằm trên núi Bích Động, được xếp hàng thứ hai sau Hương Tích với mệnh danh "Nam thiên đệ nhị động".
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”