Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín ngưỡng phồn thực quanh Đền Hùng

Các di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng có đậm đặc ở vùng Đất Tổ quanh Đền Hùng. Hàng năm xuân thu nhị kỳ các làng đều mở hội, xưa gọi là vào đám để làm lễ hội kỷ niệm vị thần do dân làng thờ cúng.

Lễ hội không chỉ đơn thuần kỷ niệm thần mà thông qua đây con người còn muốn bày tỏ thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Do vậy cùng một lúc các tín ngưỡng dân gian được thể hiện để cầu sự che chở phù hộ cho dân khang vật thịnh, cuộcsống yên vui, no đủ cho cả cộng đồng và từng thành viên của làng Chạ. Các lớp tín ngưỡng vật linh, đa thần giáo, ma giáo, tô tem, phồn thực... thuộc nhiều niên đại xa gần khác nhaucùng được thể hiện trong một hội lễ. Nhưng mục đích cuối cùngcủa lễ hội đình đám là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Đó chính là tín ngưỡng phồn thực của các cộng đồng cư dân trồng lúa nước. Trong kho tàng văn hoá dân gian thời Hùng Vương đã để lại nhiều dấu ấn của tín ngưỡng này. Vật tượng trưng của sự sinh sôi nảy nở chính lànõ nường , là vật giống nam và nữ. Tên khoa học gọi là Linga và Yoni. Do vậy quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí, biểu tượng chung nhất cho tín ngưỡng phồn thực. Một làng ở Việt Trì dựng ngôi miếu thờ tượng một bà banh còn gọi là miếu bà tốc (tốc váy). Miếu này thờ trước con đường ngập lụt quanh năm, đàn bà con gái lội qua đều phải tốc váy. Thờ bà tốc là thờ linh vật sinh sôi ra nòi giống. Ở đầu làng Thu Cúc người ta thờ Bà Nàng, tương truyền là con quan địa phương. Một con người ham muốn tột độ. Người ta thờ bà là thờ cái dâm, biểu tượng của sự sinh sôi giống nòi. Cái dâm đã được dân gian thiêng hoá cầu cúng đểlấy khước.Hàng năm họ rước chân nhang ở miếu Bà về làng làm tiệc cầu tế và hội hè linh đình để mong lấy sự cầu tế linh nghiệm cho mùa màng tốt tươi và con người sinh sôi đông đúc. Đền miếu làng Tứ Xã không xa Đền Hùng thờ một cái dùi và cái mo cau khoét lỗ. Nửa đêm 11 tháng giêng ông từ và đôi trai gái làm lễ mật. Ông Từ cúng nõ nường xong đưa dùi cho nam cầm, mo cau đưa cho nữ giới. Ông từ hỏi “Cái sự làm sao?” nam nữ chọc dùi vào lỗ mo cau cùng đáp: “Linh tinh tình phộc”. Sau 3 lần như thế họ cùng dân làng chạy quanh miếu 3 vòngrồi tản ra rừng trám thực hiện “nam nữ tính giao đích thực”. Cặp thanh nữ tú nào có chửa vào dịp ấy được làng thưởng hậu hĩnh.

Khi ra đời nhà nước cổ đại, xã hội chuyển giao từ nữ quyền sang nam quyền, vị trí người đàn ông được đề cao thì tín ngưỡng phồn thực ở nhiều làng gần đền Hùng chỉ thấy thờ vật giống nam. Lễ hội ở làng Dị Nậu có trò cướp kén. Ba mươi cặp kén là những đoạn tre tròn nhỏ dài hơn gang tay. người ta cúng lễ xong tung kén ra sân đình cho dân làng vào cướp với quan niệm cướp được thì “khước”, may mắn, sẽ sinh trai. Cũng theo quan niệm ấy mà dân gian treo các đoạn tre, gỗ nhỏ dài gang tay, tượng trưng vật giống nam ở giàn mướp giàn bầu lấy sinh khí nam cho chúng sai quả hơn.

Làng Phú Lộc (Phù Ninh) phía Bắc Đền Hùng, thờ Tản Viên và Sơn Quân Thần Hổ ở trên quả đồi rừng Cấm. Lễ mở cửa rừng đầu xuân với nghi lễ phồn thực được mở ra trong hậu cung đền từ 3 tết. Đến mồng 7 tết tại đây có tục múa gà phủ: Các cặp nam nữ, nam đóng khố cởi trần, nữ mặc yếm và váy cộc múa vờn nhau như động tác trống mái phủ nhau ở sân đền. Nửa đêm tách từng đôi nam nữ tản vào các gốc cây tiếp tục múa vờn nhau. Điệu múa nghi lễ này vừa mô tả cảnh săn bắtcủa người sơn cước vừa thể hiện tính phồn thực của nam nữ giao hoan. Sau nghi lễ này dân làng vững tin một năm mới được mùavà sẽ có thêm nhiều đinh được sinh ra.

Hát Xoan là hát thờ trước cửa đình, là dân ca lễ nghi thường chỉ diễn ra các ngôi đình thờ Vua Hùng và các nhân vật thời Hùng. Lễ hội hát xoan có 14 quả cách, tức là 14 bài diễn xướng. Quả cách cuối cùng gọi là “cài hoa -mó cá” tiết mục này diễn ra lúc tàn đêm nhưng chưa thành ngày. Đó là lúc trời đất còn mù mờ, âm dương lẫn lộn. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng sinh thành “âm dương hợp đức”. Khi ấy lòng đình được dọn sạch, cửa đóng, tắt hết đèn nến chỉ có một ngọn nến cháy trên thượng cung tạo ra thứ ánh sáng yếu mơ hồ nửa đêm nửa ngày. Các cô đào của phường xoan cùng trai đình làng sở tại cài tay vào nhau tạo thành những cánh hoa nở. Hành động này mang ý nghĩa nam nữ tác hợp thì ra hoa kết trái. Diễn xướng này là sự mô phỏng của phồn thực. Sau cài hoa là múa hát “ mó cá”. Cá là các cô đào của phường xoan. Trai làng múa dồn bắt “cá” để làm lễdâng cúng lên vị vua của làng. Điệu múa cũng tượng trưng cho nghề sông nước chài lưới của cư dân làng Chạ xưa. Nhưng ý nghĩa sâu xa của diễn xướng này là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực, thực hiện nghi thức tín ngưỡng ấy để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, mùa màng cùng vật nuôi, cả con người sẽ sinh sôi, phát triển

Ở quanh đền Hùng còn thấy đậm đặc những lễ hội dân gian mà trong phần lễ của hầu hết các lễ hội đều thực hiện tín nguỡng phồn thực. Tìm hiểu tín ngưỡng này sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về nền văn hoá Hùng Vương trên quê hương Đất Tổ và cả nước.

 

(Theo Theo Báo Phú Thọ )

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Một ngày về với Lam Kinh
  • Vẻ đẹp Đền Đồng Cổ
  • Về chơi cù lao Bảo
  • Vãn cảnh chùa Thầy
  • Thương hiệu nổi danh dưới chân núi Tản
  • Mùa hè đến với “thiên đường Phú Quốc”
  • Sea Links Beach Hotel - nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp
  • Chợ tình Khâu Vai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com