Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý -Trần, 36 phố phường thời Lê - Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.
Hơn đâu hết, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Đa phần đều được di dời từ nơi khác về…
Những người làng Hòe Thị (Từ Liêm) và Đa Sỹ (Hà Đông) không chỉ đưa hàng hoá ra Hà Nội bán mà họ còn kéo nhau ra thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương mở lò rèn sắt, bán nhiều loại bừa nên đổi thôn thành phố Hàng Bừa. Về sau không chỉ có bừa mà còn rèn ra nhiều loại sản phẩm khác nên đổi thành phố Lò Rèn. Thợ Hòe Thị còn mở Lò Rèn ở phố Sinh Từ, Kim Mã, Đê La Thành… nay vẫn còn một số nhà ở phố Nguyễn Khuyến (Sinh Từ cũ), sản xuất các loại dao kéo Sinh Tài nổi tiếng.
Các lò rèn không chỉ đỏ lửa trong phố Sinh Từ, Lò Rèn… do người Đa Sỹ, Hòe Thị lập nên mà còn có cả ở phố Lò Sũ do tốp thợ làng Đa Hội (Đông Anh) kéo đến chuyên làm các loại gươm đao, giáo mác. Gần phố Lò Rèn là phố Hàng Thiếc, xưa chuyên sản xuất và bán các loại hàng thiếc như đèn dầu, ấm trà…
Ngày nay, sản phẩm được thay bằng các loại nhôm kính, bể nước treo… Ở gần phố Hàng Thiếc có phố Hàng Đồng nguyên là đất thôn Yên Phú tổng Tiền Túc do dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên) đến đây mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng. Phố Hàng Quạt trước đây sản xuất và bán các loại quạt do thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra, nay chuyển sang sản xuất và bán các loại bàn thờ, đồ thờ, câu đối…
Cuối thế kỷ XIX, một số người dân làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm), sang mở hiệu đóng yên ngựa giầy da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung. Hiện nay phố này vẫn làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp. Nghề làm tàn lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Động (Thường Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẩn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống). Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưa nghề làm đồ da, đóng giầy, dép đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng (thợ giầy) sau đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng. Ông tổ nghề giầy được thờ ở đình phả Trúc Lâm nằm trên phố Bảo Khánh.
Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạc chính là do thợ làng Định Công (Thanh Trì), thợ làng Đồng Sâm (Thái Bình) kéo nhau ra lập nghiệp. Cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở nên nhộn nhịp. Hàng Tiện là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ như mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn oản, chân bàn… do người làng Nhị Khê làm nay trở thành các phố Hàng Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng Gai, và vẫn còn một vài nhà ở phố Tô Tịch làm nghề dũi gỗ. Phố Hàng Khay bán các sản phẩm vẽ làng Nhót (Đông Mỹ, Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)…
Không chỉ nghề thủ công, Hà Nội còn là một trung tâm văn hoá ẩm thực nổi tiếng, đồng thời là nơi sản xuất và chế biến các món ăn hấp dẫn. Chả cá Lã Vọng nổi tiếng đến mức phố Hàng Sơn có quán chả cá của gia đình họ Đoàn, trước cửa có tượng Lã Vọng ngồi câu cá nên dân quen gọi là chả cá Lã Vọng.
Tên phố cũng bị đổi thành phố Chả Cá. Phở Hà Nội, một món ăn bình dân được tả rất thi vị trong văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… Rồi bánh quấn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, bún Tứ Kỳ, bún Phú Đô, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì… Qua thời gian, trên các phố phường xưa nay có phố mở thêm nghề sản xuất mới như: nghề khắc bia mộ ở phố Hàng Mắm, nghề may ở phố Hàng Trống, phố Khâm Thiên. Về ẩm thực thì các phố Hàng Mành đã thành phố bún chả, Hàng Hành thành phố cà phê…
Đa số những phố xưa đã mất đi nhiều, trở thành các phố buôn bán dịch vụ, du lịch… Nghề xưa cũng đã thay đổi, xuất hiện thêm những ngành nghề mới hiện đại. Ngày trước sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề, phố nghề, nay sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại. Duy chỉ còn cái tinh thần “khéo tay hay nghề” là chẳng bao giờ mất. Qua khảo sát tại các phố nghề thì hiện nay các nghệ nhân cao tuổi ngày càng thưa vắng, lớp trẻ ít gắn bó với nghề truyền thống lại không được đào tạo đến nơi đến chốn đã làm giảm sút hàm lượng văn hoá trong sản phẩm nghề truyền thống. Sản phẩm không còn được chú ý khắt khe về chất lượng như trước đây, bị cuốn hút bởi cơn lốc thương mại hoá.
Người Hà Nội phải gắng giữ nghề quý của cha ông để lại, hun đúc thêm truyền thống, nâng thêm nghị lực và tài hoa cho lớp cháu con. “Hà Nội - phố nghề” là sự hội tụ tại năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước. Có thể, giá trị vật chất của mỗi sản phẩm trong phố nghề sẽ dần không thích hợp nữa nhưng giá trị văn hoá thì mãi mãi in đậm trong lòng những người yêu Hà Nội.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Tết Nam bộ được tưới vàng trong nắng. Người dân miệt vườn vốn lam lũ quanh năm. Họ chất phác như cây lúa, ngay thẳng như ngọn tầm vông. Ra ruộng họ chỉ cần nắm muối ớt, sau buổi làm bắt con cá lóc dưới ruộng nướng vàng trong rơm, vừa ăn vừa nhấm nháp những đọt rau dừa, rau đắng bên bờ ruộng. Họ ít thích chế biến cầu kỳ. Thói quen thường ngày như thế nhưng trong mâm cơm ngày Tết, người Nam bộ lại chăm chút với tất cả sự thành kính với tổ tiên, ông bà.
Làng Tháp Miếu ( thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh) có nghề làm bún từ xa xưa, không ai còn nhớ từ đời nào. Nghề này cũng lắm nhọc nhằn, người làm bún cũng cần lao như bao người làm nghề khác: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Người dân nơi đây thuần phác, cái tâm của họ trong trắng như sợi bún quê.
Thịt giữ được hương vị thơm ngon của thịt nướng nguyên vẹn, đặc trưng khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của tiêu rừng (amất)...
Nghề gốm thủ công của người dân dưới chân núi Đất Vàng ở tỉnh Kompong Chnang, Campuchia đã có từ rất lâu đời. Những sản phẩm của làng gốm gồm các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như nồi, niêu, ơ, sanh, cà ràng, lu, hũ, bình… đều được chế tác bằng tay, nung bằng lửa rơm chứ không nung bằng lò nhiệt như các lò gốm thông thường. Ở làng gốm, phụ nữ sản xuất gốm, đàn ông ngoài việc đồng áng là lấy các món đồ gốm chất lên xe bò, rong ruổi khắp các tỉnh thành của Campuchia để bán. Những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, mang theo gạo, củi, tải trên xe bò cùng với đồ gốm, đêm ngủ ngày đi, đói bụng dừng chân lại tự nấu ăn lấy, bán hết xe bò chất đầy gốm thì về. Một kiểu sống du mục nay đây mai đó của những người đi bán gốm.
Lý Sơn là một hòn đảo nhỏ, nép mình trong một góc yên bình của Biển Đông bao la ngàn năm xưa ngoan ngoãn nằm nghe sóng, từng ngày nay e ấp chào đón những dấu chân tiên phong đến thăm.
Ca dao có câu: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“. Ấy là nói đến chợ Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi (nay thuộc quận Tây Hồ), một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.
Từ thời xa xa, làng Hiển Lễ, tên nôm là làng Rẫy đã có một quá trình làm nồi đất nổi tiếng. Lúc ấy, làng thuộc về Tổng Hiển Lễ, huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Sau thuộc về huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên, nay là huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong xã Cao Minh, cách thị trấn Xuân Hoà 2 km. Ông tổ nghề làm nồi đất ở Hiển Lễ là người họ Vũ, nguyên quán thôn Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Thanh Hoá, lưu lạc ra Bắc Hà và định cư ở đó.
Món ăn trình bày dù đẹp và bắt mắt đến đâu, nhưng nếu thiếu gia vị thì cũng không còn là món ăn ngon đúng nghĩa nữa.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”