Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tục cưới của người Sán Chí

Hiện nay, đồng bào dân tộc Sán Chí ở huyện Sơn Động có khoảng 9.710 người, tập trung nhiều ở các xã: Quế Sơn, Chiên Sơn, Cẩm Đàn. Tục cưới của người Sán Chí rất sinh động.

Trước kia, nam nữ thanh niên Sán Chí kết hôn rất sớm, nam thường 16-17 tuổi, nữ từ 14-15 tuổi. Hiện nay, tuổi kết hôn đã thay đổi, nam thường 20-21 tuổi, nữ 18-19 tuổi. Đám cưới của người Sán Chí trải qua các bước sau: Lễ xin lá số - đặt trầu. Khi đôi trai gái đó tìm hiểu chín muồi, chàng trai về thưa chuyện với cha mẹ để sang nhà gái "đánh tiếng". Nếu đôi trai gái là người cùng làng, hai gia đình đó biết nhau thì không phải tìm hiểu gì nhiều. Nhưng nếu cô gái là người khác làng, trước khi sang "đánh tiếng", bố mẹ chàng trai phải nhờ một người thân thích xem xét cửa nhà và đức hạnh của con dâu tương lai. Sau khi bàn bạc trong gia đình, nhà trai cử ông bác hoặc ông cậu sang nhà gái để thưa chuyện. Đại diện nhà trai trình bày mong muốn và đưa sổ lục mệnh của gia đình nhà trai trong đó có kẹp 200-500 đồng (việc kẹp tiền vào sổ lục mệnh có ý nghĩa để cầm vía cho nhà gái). Nếu đồng ý, nhà gái sẽ trao lại cho đại diện nhà trai sổ lục mệnh trong đó có kẹp tờ lục mệnh sơ lược (họ, tên, tuổi của cô gái) viết trên giấy đỏ để nhà trai tiến hành xem tuổi cho đôi trai gái có hợp nhau không. Hôm sau, nếu không thấy nhà gái trả lại trầu, nhà trai nhờ thầy xem chàng trai và cô gái có hợp mệnh với nhau không. Nếu không hợp mệnh, nhà trai sẽ chủ động cho người đưa tin sang nhà gái và không định ngày đặt gánh (ăn hỏi).

Người Sán Chí thường chọn ngày chẵn hàng tháng để tiến hành ăn hỏi và đón dâu bởi họ quan niệm đó là những ngày tốt cho việc cưới. Nghi thức buổi lễ đặt gánh ở nhà gái diễn ra khá đơn giản. Mục đích của lễ là bàn bạc và quyết định đồ sính lễ cho ngày cưới. Lễ cưới  được tiến hành sau khi nhà trai chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Ông mối tới gia đình nhà gái bàn bạc và xin định ngày cưới. Trước hôn lễ một hôm là ngày dựng rạp, nhà trai đem đủ lễ vật đến nhà gái. Ngày đón dâu, trước khi sang nhà gái, những lễ vật và trang phục của những người đi đón dâu đều phải được tập trung lại chính giữa nhà để ông quan lang làm phép để  cô dâu chú rể gặp may mắn. Đoàn đón dâu có 6 người. Hiện nay, số người đi đón dâu có thể nhiều hơn nhưng nhất thiết phải chẵn bởi quan niệm: đi số lẻ, cô dâu chú rể sẽ không hợp duyên số, không hạnh phúc. Khi đến nhà gái, nhà trai  phải hát để chào hỏi nhà gái, nhà gái sẽ hát những câu chất vấn về trời đất, về phong tục để chúc mừng cho gia đình cô dâu. Sau khi hát đối đáp xong, nhà gái mở cửa chào đón nhà trai vào nhà. Lúc vào nhà, ông mối giao lễ và nhà gái cử người ra nhận lễ, chàng rể vào nhà làm lễ gia tiên. Ông mối thưa chuyện với nhà gái để đón cô dâu, hẹn giờ ra cửa. Cô dâu về nhà chồng với trang phục váy, áo chàm mới, lưng thắt dây bao da, tay cầm ô. Chú rể mặc một chiếc áo the, quần trắng, đội khăn xếp, khăn chàm dài, tay cầm ô. Cô dâu về đến nhà chồng, ông bác chú rể mời mọi người trong đoàn đón dâu uống nước và làm lễ cúng tổ tiên. Chiều tối, ông bác và ông cậu nhà gái sang nhà trai để bàn chuyện và xin phép được đưa cô dâu về lại mặt (lại lối).

Đám cưới của người Sán Chí ở huyện Sơn Động trải qua nhiều bước và mỗi bước đều mang những sắc thái văn hóa riêng. Gần đây, đám cưới của người Sán Chí có nhiều thay đổi, hình thức, tập tục  đơn giản hơn.

(Theo Bao BacGiang)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Chùa Dâu và sự tích bụt mọc
  • Hồ Ba Bể : “hòn ngọc” xanh giữa vùng núi rừng Tây Bắc
  • “Ta ba lô” cao nguyên
  • Du lịch Lạng Sơn: Cần tháo gỡ nhiều "trăn trở"
  • Đảo ngọc Phú Quốc - Điểm đến hấp dẫn du khách
  • Phát hiện hang động đẹp nhất vịnh Hạ Long
  • "Tour đêm" ở rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Làng đảo Bản Đôn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com