Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bát nháo DN lữ hành “online”

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DN lữ hành online đòi hỏi công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phải chặt chẽ, bài bản hơn.

 


Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đón gần 1,9 triệu khách du lịch quốc tế Ảnh: Hoài Nam

 Trong những số trước, Báo Đầu tư đã có bài phản ánh về tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó nổi cộm là DN không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn ngang nhiên hoạt động, DN bán khách, bán tư cách pháp nhân... 

Đáng nói là, trong khi vấn đề này chưa được cơ quan quản lý nhà nước xử lý dứt điểm, thì thời gian gần đây, một loại hình kinh doanh du lịch khác đang có nguy cơ tạo nên một cách nhìn sai lệch về hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt khách du lịch quốc tế. Đó là DN kinh doanh lữ hành qua mạng bất hợp pháp (lữ hành online).

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), tính đến hết tháng 6/2009, cả nước có 675 DN lữ hành quốc tế được cấp phép, trên 10.000 DN lữ hành nội địa kinh doanh các loại hình dịch vụ liên quan đến du lịch. Tuy nhiên, theo nhận định của một quan chức Tổng cục Du lịch, trên thực tế, số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực này còn lớn hơn rất nhiều.

Trong kinh doanh lữ hành quốc tế, DN được chia thành 2 loại: DN khai thác khách qua Internet (chiếm tỷ lệ nhỏ, hoạt động thiên về đón khách lẻ, gia đình…) và DN lấy nguồn khách thông qua đối tác nước ngoài (chiếm ưu thế, do hầu hết đều là DN quy mô lớn, hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm và uy tín). Tuy nhiên, từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, du khách điều chỉnh kế hoạch du lịch và chặt chẽ hơn trong chi tiêu, các DN khai thác khách qua Internet đã tăng lên nhanh chóng (chủ yếu tập trung vào thị trường khách nói tiếng Anh). 

Ông Lê Đạo, Giám đốc Công ty Vietvision Travel cho hay, yếu tố quan trọng nhất trong khai thác khách qua mạng là phải tạo được sự tin cậy với khách hàng. Theo đó, trang web của DN phải tạo được độ tin cậy nhất định, đó là địa chỉ cụ thể để khách hàng có thể tra được, số giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được Tổng cục Du lịch cấp, chức danh của lãnh đạo, nhiệm vụ của nhân viên cũng phải được ghi rõ.

Ông N., Giám đốc một DN khai thác khách qua mạng cho biết, nếu như năm 2008, trung bình một tháng, DN ông bán 30 tour, thì hiện tại, chỉ khai thác được 5 tour, thậm chí có tháng không bán được tour nào. Theo ông N., bên cạnh nguyên nhân các chuyến du lịch bị giảm do kinh tế suy thoái, còn một lý do khác là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các DN lữ hành “online” chui. Cùng là tour Hà Nội - Hạ Long (3 ngày - 2 đêm), mức giá chung được áp dụng là 200 USD/khách, nhưng có DN chỉ bán với giá 80 USD. Sự phá giá này thực chất là sự ép buộc du khách phải sử dụng các sản phẩm dịch vụ kém chất lượng.

Giám đốc một DN lữ hành cho biết, ngoài việc cắt xén các dịch vụ của khách, các DN online chui không phải chịu bất cứ khoản thuế nào, cũng như các chi phí thuê văn phòng, đầu tư cho đội ngũ nhân viên. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều DN kinh doanh lữ hành qua mạng làm ăn chân chính lâm vào tình trạng khó khăn, do khó thu hút được khách du lịch.

 

 

(Theo Việt Hùng // Báo đầu tư )

  • Ngành du lịch đối phó với khó khăn kép
  • 7 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế tới Việt Nam giảm mạnh
  • Du lịch toàn cầu lún sâu vào suy thoái
  • Vinpearl Land khuyến mãi lớn để hút khách
  • Đẩy mạnh xúc tiến du lịch trong thời khủng hoảng
  • Quảng bá du lịch Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế
  • Hội An Eco-tour
  • Chợ kéo Triệu Quang Phục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com