Nhiều chuyên gia nhận định, thời điểm này là cơ hội tốt nhất để Việt Nam hút khách du lịch về mình. Tuy nhiên tình hình thực tế để làm được điều đó không đơn giản, bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến việc chi tiêu của người dân các nước vẫn dè xẻn, trong khi đó đây lại là chất xúc tác chính của ngành du lịch.
Miễn thị thực
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, 2009 là năm có doanh thu tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua đối với ngành này. Với các hãng hàng không châu Á, trong đó có Singapore Airlines, Cathay Pacific và Vietnam Airlines, cũng được dự báo tổng mức lỗ khoảng 1,7 tỷ USD trong năm 2009.
Các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam cũng sụt giảm đáng kể do cầu giảm mạnh, trong đó 4 tháng đầu năm nay giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng khách du lịch cũng giảm 20% so với năm trước, trong khi số lượng khách kinh doanh có mức giảm lớn nhất là 28%.
Đứng trước những khó khăn trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành liên quan đã phê chuẩn Chương trình miễn phí thị thực cho mọi du khách đặt chỗ thông qua một nhà cung cấp dịch vụ thuộc khuôn khổ chiến dịch “Ấn tượng Việt Nam” nhằm kéo lại số lượng khách đã giảm sút trong thời gian từ đầu năm đến nay.
Theo ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngoài người mang hộ chiếu ASEAN được miễn thị thực có giá trị 30 ngày, hiện người mang hộ chiếu đến từ Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga cũng được phép nhập cảnh trong thời gian dưới 15 ngày mà không cần visa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất áp dụng chế độ thị thực đặc biệt tương tự đối với các nước không chỉ có cam kết lâu dài với Việt Nam mà còn có vai trò trong tăng trưởng kinh tế. Các nước và vùng lãnh thổ này gồm Hongkong, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada và có thể là Mỹ với mục tiêu không chỉ nhằm thu hút nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn tăng tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu thực sự của chương trình này là hấp dẫn khách kinh doanh nước ngoài trong khu vực đến đột xuất và giảm nhẹ gánh nặng hậu cần cho các hãng lữ hành và du lịch trong nước để tập trung tổ chức các đoàn khách du lịch lợi nhuận cao đến từ các nước lân cận.
Để làm được việt này, theo ông Baron R. Ah Moo, thành viên Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải có chính sách minh bạch, nhất quán về cấp thị thực tại chỗ, trong đó cần giải thích quy trình, có biểu phí cố định và thực thi đầy đủ các chính sách liên quan đến quy chế này.
“Quá trình này còn là cơ hội tăng nguồn thu mà cơ chế cấp Visa hiện nay chưa tính đến. Chỉ cần một khoản đầu tư nhỏ và cơ cấu lại chút ít biểu phí hiện hành, chương trình này có thể tạo ra một khoản thu bổ sung khoảng 370 triệu USD, cộng thêm 37 triệu USD doanh thu từ thuế VAT cho Việt Nam hàng năm”, ông Baron R. Ah Moo nói.
Thay đổi cách tiếp cận
Theo ông Frederick Burke, Đại diện Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, ngân sách dành cho quảng bá và tiếp thị du lịch của Việt Nam hiện quá ít so với nhiều nước trong khối ASEAN. Tổng chi phí này mới vào khoảng 2 triệu USD.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay ngoài ngân sách 2 triệu USD/năm dành cho tiếp thị và quảng bá du lịch, còn có sự “đóng góp” từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam. Ngoài ra, Bộ cũng có chủ trương mở rộng chiến dịch truyền thông, quảng bá, vận động, bình chọn di sản văn hóa từ nay đến hết năm 2009.
Ông Frederick Burke cho biết thêm, khía cạnh quan trọng nhất đối với thành công trong ngắn hạn và có thể nhìn thấy được của ngành du lịch là chiến lược quảng bá và tiếp thị hình ảnh Việt Nam như một điểm đến không chỉ cho nghỉ dưỡng mà còn cả đầu tư, kinh doanh bền vững.
Chính vì điều này, Tổng Cục Du lịch Việt Nam đã lên kế hoạch cải tổ và tái cấu trúc toàn diện các Vụ quảng bá, Tiếp thị và Hợp tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kế hoạch này sẽ được đệ trình lên bàn nghị sự của Quốc hội vào tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, ông Frederick Burke cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch nên sớm thành lập một văn phòng hoặc cơ quan hội nghị - du khách Việt Nam nhằm chủ trì chương trình tiếp thị điểm đến Việt Nam. “Cơ quan này là sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân với nguồn vốn hoạt động bằng cả ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp thành viên. Như vậy, cơ quan này mới có thể hoạt động hiệu quả nhất cho lợi ích của toàn ngành du lịch Việt Nam”, ông Frederick Burke nói.
Ông Burke cho rằng, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất trên thế giới với những tiềm năng vốn có, đặc biệt là trước tình hình các đối thủ về du lịch của Việt Nam đang suy yếu./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Từ đầu năm đến nay doanh thu của Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa) tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ áp dụng các chương trình kích cầu du lịch.
Ngày 24.6, tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cùng với các hãng hàng không quốc tế như United Airlines, Air France, Vietnam Airlines công bố chương trình hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam trên các chuyến bay.
Tháng 6 – 7 là mùa du lịch hè của đối tượng học sinh, sinh viên. Đây là dịp để các gia đình tặng thưởng nhằm khích lệ thành tích học tập của con em trong năm, đồng thời cũng là dịp để các em học hỏi thêm. Nhiều trường cũng tổ chức những chuyến đi chơi làm phần thưởng cho các học sinh khá, giỏi. Nắm bắt cơ hội này, nhiều công ty đang đua nhau tung ra các tour nhắm đến đối tượng là học sinh, sinh viên, với giá khá ưu đãi.
Tháng 4-2009, Khu Du lịch (KDL) Bảo Đại chính thức khai trương phòng trưng bày tư liệu, tranh ảnh và những hiện vật liên quan đến vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn - vua Bảo Đại. Điều này đã khiến sức hấp dẫn của KDL tăng lên rõ rệt. Chỉ trong 2 tháng, phòng trưng bày đã thu hút hơn 12.000 lượt khách tham quan…
Một chuyến đi được xem là món quà đầy ý nghĩa với con trẻ sau một năm miệt mài sách vở. Trên những hành trình ấy, bọn trẻ được trải nghiệm những cảm xúc lạ lùng từ cuộc sống thiên nhiên, tận hưởng những trò chơi kỳ thú và nhất là tăng thêm hiểu biết văn hoá và lịch sử về những vùng đất lạ… SGTT Nguyệt san gợi ý 4 điểm đến đặc sắc, thú vị dành cho trẻ
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”