Bộ Du lịch Campuchia ước tính với chương trình miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước Đông Nam Á, sẽ có khoảng 1 triệu du khách từ các nước ASEAN tới thăm Campuchia vào năm 2010 và năm 2011, đưa doanh thu hàng năm của ngành du lịch lên tới 20 triệu USD/năm.
Hiện nay, số du khách đến Campuchia từ các nước ASEAN mới chỉ ở mức trên nửa triệu người/năm.
Bộ trưởng Du lịch Campuchia, Thong khon, cho biết mặc dù việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước thành viên ASEAN làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, song Campuchia sẽ tiếp tục thực hiện chương trình này đối với tất cả các nước thành viên khác trong khối từ nay tới năm 2015.
Trước mắt, chương trình sẽ được thực hiện với công dân Thái Lan ngay trong năm 2010, sau đó là với công dân các nước Indonesia, Bruney và Myanmar.
Theo ông, biện pháp này sẽ tạo nhiều việc làm cho người dân Campuchia và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi du khách đến Campuchia ngày một gia tăng mạnh và thời gian lưu trú dài hơn.
Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, nguồn thu ngân sách của nước này bị thiệt hại hơn 14 triệu USD do chương trình bãi bỏ thị thực nhập cảnh đối với công dân 5 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines và Lào, được áp dụng từ tháng 1/2008.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, việc miễn thị thực nhập cảnh cho gần 279.000 du khách đến từ các nước ASEAN nói trên đã làm nguồn thu ngân sách của Campuchia thiệt hại 5,5 triệu USD.
Khoản thiệt hại này trong cả năm 2008 là 8,5 triệu USD, do số du khách đến từ các nước này giảm khoảng 431.000 người trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao điểm.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Từ đầu năm đến nay, có 18 dự án trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký là 670,4 triệu USD và số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD.
Chịu tác động kép từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dịch cúm A/H1N1 bùng phát ở nhiều quốc gia, ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, lượng du khách quốc tế giảm khá mạnh.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vừa cho biết, hoạt động du lịch toàn cầu đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay và sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm.
Từ đầu năm đến nay doanh thu của Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa) tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ áp dụng các chương trình kích cầu du lịch.
Nhiều chuyên gia nhận định, thời điểm này là cơ hội tốt nhất để Việt Nam hút khách du lịch về mình. Tuy nhiên tình hình thực tế để làm được điều đó không đơn giản, bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến việc chi tiêu của người dân các nước vẫn dè xẻn, trong khi đó đây lại là chất xúc tác chính của ngành du lịch.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”