Du khách nước ngoài có ấn tượng tốt đẹp với biển Nha Trang của Việt Nam (Ảnh: ChiLê/Vietnam+)
Những năm qua, du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết như một điểm đến xanh, hiền hòa, thân thiện. Nổi bật nhất là điều kiện tự nhiên phong phú với những bãi biển, dãy núi, hang động rồi lịch sử hào hùng, đa dạng văn hoá và tôn giáo của 54 dân tộc anh em...
Thế nhưng, trước khi “bóc” hết được những lớp lang ấy thì du khách đã phải trải nghiệm đủ những thử thách như rác thải, nạn “chặt chém,” dịch vụ du lịch nghèo nàn, trình độ ngoại ngữ còn yếu kém của hướng dẫn viên du lịch… Có như thế mới gọi là "thưởng thức" du lịch Việt.
Câu chuyện 1 USD và 20.000 đồng...
Một nước nghèo với mặt bằng dịch vụ thiếu thốn nhưng cái gì cũng đắt đỏ là những gì du khách bất ngờ thấy, ngay khi đặt chân đến Việt Nam.
Anh Emmanuel, một du khách Pháp đã đưa ra ví dụ đơn giản về vấn đề này: “Ở ngay giữa Siêm Riệp, tôi chỉ cần bỏ ra 1 USD là có một xuất cơm hải sản rất tươi ngon. Còn ở Việt Nam, khi đến các điểm du lịch cũng với 20.000 đồng tôi thực sự cảm thấy khó khăn nếu muốn chọn một cái gì đó để ăn. Hay như 5 ngày tôi đi du lịch mấy thành phố lớn của Thái Lan ở khách sạn 4 sao, tổng chi phí chỉ hết chưa đầy 300 USD, trong khi bay khứ hồi chặng Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh đã hết 200 USD.”
Manuel cũng chỉ ra rằng, lần đầu tiên đến Việt Nam cách đây vài năm, anh ta thuê một phòng ở khách sạn 5 sao chỉ 70-80 USD nhưng lần này trở lại giá đã không dưới… 200 USD. Còn phòng nghỉ bình dân ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ cũng khó có giá dưới 300.000 đồng/ngày.
Câu chuyện nhỏ với phép tính đơn giản của một du khách nước ngoài khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. Dịch vụ ở Việt Nam nghèo nàn mà vẫn đắt đỏ?! Là bởi, các doanh nghiệp trong nước vẫn làm ăn kiểu manh mún nên chưa thể tạo ra một loại hình dịch vụ tổng hợp.
Khi mà các doanh nghiệp du lịch chưa liên kết lại với nhau như vậy để cùng tính chuyện làm ăn lâu dài thì khi đó khách hàng vẫn chịu cảnh bị móc túi.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Trung Lương quan ngại: “Sự phối hợp giữa các ban ngành trong lĩnh vực du lịch còn yếu, du lịch chưa có sự kết hợp với ngoại giao, thương mại… nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu năng lực về cả tài chính, nhân lực cũng như quản lý.”
Điểm cộng an toàn, thân thiện
Tuy chưa thể ngay lập tức bắt tay vào một chiến lược phát triển dài hơi cũng như chưa thể ngày một ngày hai khắc phục được những tồn tại vừa nói nhưng du lịch Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã ít nhiều gây được ấn tượng với bạn bè quốc tế.
Như Giáo sư chuyên về Marketing, đồng thời là Giám đốc khoa học chương trình Master chuyên ngành quản trị y tế của trường ESCP Europe (Paris) kiêm giảng viên mời của CFVG (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) Frédéric Jallat tỏ ra khá lạc quan về tình hình du lịch ở Việt Nam.
Ông Jallat đánh giá, tuy Paris đang là điểm đến được ưa thích nhất trên thế giới, sau đó là Mỹ và Tây Ban Nha (tất nhiên con số xếp hạng này có thể biến động theo từng năm) nhưng ngày nay các trung tâm phát triển du lịch của thế giới đang chuyển rất nhanh từ phương Tây, châu Âu, Mỹ, Bắc Mỹ sang thị trường châu Á và Việt Nam cũng tham gia rất mạnh mẽ vào tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng này.
“Hình ảnh của Việt Nam sau những tác động của lịch sử để lại được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Những người châu Âu như tôi khi đến đất nước của các bạn thậm chí còn thấy an toàn hơn khi ở nước mình. Như khi đi trên chuyến bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines chẳng hạn, tôi thấy nguy cơ bị tấn công, khủng bố ít hơn rất nhiều so với việc nếu tôi chọn đi với một công ty hàng không của Mỹ hay châu Âu,” vị chuyên gia nói.
Lời khuyên ông Jallat dành cho những người làm du lịch ở Việt Nam là: “Phải làm thế nào để phát huy được hình ảnh thân thiện và an toàn đó, đặc biệt trong mối tương quan với các nước láng giềng. Bởi, các hoạt động du lịch không phải là lĩnh vực có thể tổ chức gia công lại và nó chỉ có thể nằm trong một nước. Những giá trị của cải được tạo ra từ du lịch đó sẽ không thể xuất khẩu ra nước ngoài.”
Chủ tịch iVIVU kiêm Tổng giám đốc Công ty Thiên Minh và Buffalo Tours (công ty vừa được chương trình The Guide Arward lần thứ 12 với chủ đề “Du lịch Việt Nam: Thân thiện và mến khách” bình chọn) Trần Trọng Kiên cũng đồng tình với quan điểm của giáo sư Jallat.
“Chúng ta hoàn toàn có thể tạo dựng được cách giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm du lịch của ta dễ dàng hơn để tăng lượng khách mà không tốn quá nhiều kinh phí quảng bá như việc cấp visa ngay tại cửa khẩu. Với việc làm này thì chúng tôi, những người làm du lịch tin tưởng rằng chúng ta có thể tăng thêm nửa triệu khách mỗi năm,” ông Kiên lạc quan nói.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển tiến bộ, có nhiều thay đổi không chỉ trong nhận thức của những người trực tiếp làm nghề mà còn ở tư duy và sự ủng hộ của những người có quyền quyết định chính sách, tài chính cho các hoạt động du lịch.
Cục xúc tiến du lịch Malaysia sẽ đẩy mạnh quảng bá du lịch sinh thái và mạo hiểm tại thị trường Việt Nam nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch tại đất nước thường được khách du lịch Việt Nam xem là điểm đến cho các hoạt động tham quan và mua sắm.
Ngành du lịch cần 42,5 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm, từ 2011- 2020, cho hạ tầng, dịch vụ để tăng lượng khách nội địa từ 28 triệu lượt của năm 2010 lên 47- 48 triệu lượt vào năm 2020 và khách quốc tế từ 5,05 triệu lên 10- 10,5 triệu lượt.
Theo thông lệ hàng năm, đầu mùa hè là thời điểm "nóng" nhất về các tour du lịch. Các gia đình dành thời gian đưa con đi nghỉ hè bằng những tour ngắn ngày, để sau đó cho các cháu tiếp tục học hè. Nhưng năm nay, các tour du lịch này khá ế.
Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch của Đắk Lắk không ngừng tăng cao. Đó là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì những kết quả đạt được còn quá nhỏ bé so với tiềm năng.
Trong quý 2/2011, công suất thuê phòng khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trung bình toàn thị trường đạt 60%, giảm 21 điểm phần trăm so với quý trước và 6 điểm phầm trăm so với quý 2/2010.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”