Để phát triển du lịch cộng đồng, Hà Giang rất cần sự vào cuộc của người dân. (Ảnh: dddn.com.vn)
Trong 6 tháng đầu năm, Hà Giang đã đón trên 100.000 lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ-du lịch đạt 75 tỷ đồng.
Trong khi hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế, riêng lĩnh vực du lịch vẫn có sự tăng trưởng, chứng tỏ chiến lược phát triển du lịch đang phát huy hiệu quả và Hà Giang đang trở thành điểm đến hấp dẫn.
So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, việc lựa chọn hướng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết, khoảng cách địa lý giữa Hà Giang với các trung tâm kinh tế lớn, hệ thống giao thông nối các vùng, miền, duy nhất chỉ có đường bộ nên rất khó hình thành liên kết vùng, liên kết tour du lịch.
Đặc điểm cấu tạo địa chất của Hà Giang chủ yếu là đồi, núi, nếu chọn con đường phát triển du lịch theo hướng đầu tư xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng hiện đại thì rất khó cạnh tranh với những điểm du lịch như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)…
Nhiều du khách nói họ đi hàng trăm kilômét đường đồi núi đến Hà Giang không phải để nghỉ trong những khu du lịch sang trọng, được tận hưởng những dịch vụ hoàn hảo, tiện nghi của cuộc sống hiện đại.
Hà Giang hấp dẫn họ, vẫy gọi họ ở những nét hoang sơ của cảnh sắc, sự độc đáo trong sinh hoạt văn hóa của người dân bản địa. Những cung đường quanh co, uốn lượn trên mây, một vùng cao nguyên đá rộng lớn với rừng đá xám kỳ vĩ, một đỉnh Mã Pì Lèng đệ nhất hùng quan nơi cực Bắc, một bản làng với những ngôi nhà sàn đơn sơ mờ ảo trong sương sớm… luôn là đích đến của du khách.
Nhưng đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn chính là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, giàu tính bản địa của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Chính vì vậy, Hà Giang đã quy hoạch tổng thể và xây dựng nhiều làng văn hóa để thu hút khách du lịch.
Đó là làng văn hóa du lịch dân tộc Tày thôn Tha xã Phương Độ (thị xã Hà Giang), làng văn hóa dân tộc Dao thôn Nậm An, xã Tân Thành (Bắc Quang), làng văn hóa du lịch dân tộc Dao thôn Làng Giang, Giàng Thượng, Phìn Hồ, Nậm Hồng - xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì)…
Các làng văn hóa du lịch đi vào hoạt động, bước đầu đã trở thành điểm dừng chân của du khách, góp phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến Hà Giang. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là doanh thu từ hoạt động du lịch rất thấp, 6 tháng đạt 75 tỷ đồng, chiếm phần rất nhỏ trong tổng thu ngân sách của tỉnh.
Lượng khách đến Hà Giang nhiều nhưng chi phí tại những điểm du lịch rất thấp. Tại những điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ, sản phẩm du lịch rất nghèo nàn, khách muốn mua sản phẩm làm kỷ niệm, tặng người thân cũng khó.
Huyện Đồng Văn là địa bàn được đón tiếp rất nhiều đoàn khách đến tham quan các điểm du lịch như Cao nguyên đá, Cột cờ Lũng Cú…nhưng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vẫn cần những bước đi dài.
Xã Lũng Cú (Đồng Văn), mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách ghé thăm nhưng du khách chỉ dừng chân ít phút rồi đi. Phòng trưng bày sản phẩm tại khu nhà nghỉ Lũng Cú rất đơn điệu, có sản phẩm lại nhập từ Trung Quốc về bán, cách phục vụ không chuyên nghiệp, không giữ được chân khách.
Thực trạng này không chỉ riêng ở Đồng Văn mà còn diễn ra ở nhiều vùng du lịch trong tỉnh, các làng văn hoá du lịch chỉ đông khách khi mới khai trương. Nguyên nhân của tình trạng trên chính là thiếu vốn đầu tư thực hiện các dự án du lịch.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Hà Giang chưa nhiều, trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác du lịch còn yếu, chưa được đào tạo bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp.
Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng, phát huy được thế mạnh của Hà Giang. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này thực sự phát triển, đòi hỏi phải có sự đầu tư theo chiều sâu, mang tính chuyên nghiệp và rất cần sự vào cuộc của người dân./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Trong nỗ lực khắc phục hậu quả của các vụ đánh bom khủng bố ở thủ đô Jakarta ngày 17/7 vừa qua, Hạ viện Indonesia đã thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 94 tỉ rupia (tương đương 9,3 triệu USD) nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi của ngành du lịch nước này.
Loại khách sạn bình dân dành cho các cặp tình nhân tìm chốn riêng tư ở Nhật đang lên như diều gặp gió ngay giữa thời buổi suy thoái này, đối nghịch với tình trạng ảm đạm trên thị trường khách sạn cao cấp.
Mùa hè ở châu Âu là mùa du khách ồ ạt đổ về các vùng bờ biển tràn ngập ánh nắng mặt trời và lộng gió ở phương Nam. Nhưng năm nay, số du khách nước ngoài đến Tây Ban Nha đã sụt giảm tới 11,8%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã tác động như thế nào đến nền du lịch của Pháp và Tây Ban Nha, hai nước cùng với Mỹ đứng đầu thế giới trong khu vực kinh tế này từ nhiều năm nay?
Chiều 21-7, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết số 05/2008 của Tỉnh ủy cũng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý (BQL) các khu du lịch (KDL) TP. Vũng Tàu.
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn CB Richard Ellis (một trong những công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới tại Việt Nam) cho biết, hiện các khách sạn 5 sao phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ sự sụt giảm lượng khách du lịch quốc tế.
Ngày 29-7, đoàn famtrip gồm 15 phóng viên báo chí, tạp chí du lịch chuyên nghiệp của Hong Kong cùng đại diện Hãng hàng không Vietnam Airlines tại Hong Kong đến tham quan du lịch tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và các điểm tham quan biển, bán đảo Sơn Trà...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”