Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng không châu Á-Thái Bình Dương điêu đứng

Tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đợi các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh AFP

Ngành hàng không châu Á-Thái Bình Dương đang bay vào vùng thời tiết xấu sau khi doanh số và lợi nhuận quý 1-2009 sụt giảm thê thảm mà kinh tế toàn cầu vẫn chưa có triển vọng hồi phục.

Theo nhận định của hãng tin AFP, các hàng không hàng đầu khu vực vốn đã điêu đứng vì cuộc khủng hoảng kinh tế nay lại phái đối mặt với hai thách thức mới: dịch cúm A/H1N1 và sự lấn lướt ngày càng mạnh mẽ của loại hình hàng không giá rẻ.  

Singapore Airlines (SIA) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4 của năm tài chính kết thúc ngày 31-3 vừa qua; theo đó lợi nhuận trong quý giảm 92%, chỉ còn 41,9 triệu đô la Singapore (28,5 triệu đô la Mỹ). Tính cả năm tài chính 2008-2009, lợi nhuận của SIA giảm 48,2%, còn 1 tỉ đô la Singapore.

Hãng Cathay Pacific (Hồng Kông) cũng cho biết, doanh số quý 1 năm nay giảm 22%, và vài tuần trước hãng này thông báo lỗ hơn 1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2008. Đây là năm thua lỗ đầu tiên của Cathay Pacific trong hơn 1 thập niên qua.

Hãng Qantas của Úc tháng trước cũng thông báo tiếp tục cắt giảm nhân viên do suy thoái, giảm hơn một nửa mức lợi nhuận dự kiến cho năm nay và hoãn việc mua máy bay mới.

40% doanh số của SIA là từ hành khách giàu có đi máy bay hạng nhất và hạng thương gia. Nhưng do các công ty tiết giảm chi phí, ít cử người đi công tác nên hãng này – cùng với Cathay Pacific và Qantas, bị thất thu nghiêm trọng. Theo Công ty tư vấn Indoswiss Aviation tại Hồng Kông, lượng khách đi máy bay hạng sang đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cả ba hãng bay lớn này đều đã áp dụng các biện pháp giảm chi phí như cho nhân viên nghỉ phép không hưởng lương, giảm tần suất bay và trọng tải nhưng họ gần như không còn cách nào khác để bớt lỗ.

Hãng hàng không lớn nhất châu Á, Japan Airlines, cũng vừa công bố lỗ 63,2 tỉ yen Nhật (665 triệu đô la Mỹ) trong năm tài chính 2008-2009 và dự tính năm nay cũng sẽ bị lỗ ở mức tương đương.

Trong lúc đó, dịch cúm A/H1N1 cùng với những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ ở mọi sân bay trên thế giới, hành khách có triệu chứng sốt bị cách ly… càng khiến người ta hạn chế đi lại bằng máy bay. Riêng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự bùng nổ của hàng không giá rẻ cũng gây áp lực nặng nề lên các hãng hàng không cung cấp đầy đủ dịch vụ theo kiểu truyền thống.

“Chúng tôi bị ép ở cả hai phía”, ông Derek Sadubin, giám đốc điều hành Trung tâm hàng không châu Á-Thái Bình Dương (CAPA) nói.

(Theo Thái Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Mở tour homestay ở cù lao Chàm, Hội An
  • Lào Cai: Nối tuyến du lịch Mường Khương-Bắc Hà-Si Ma Cai
  • Thái Lan: rao bán hàng trăm khách sạn, khu nghỉ mát
  • Quảng Nam: Khôi phục hát múa bả trạo trong lễ cầu ngư
  • Hành trình lên Tây Bắc cùng SAMCO
  • IndoChina Airlines đạt trên 80% hệ số khai thác ghế trên các chuyến bay
  • Quảng Nam: lễ hội "Hành trình di sản" đầu tháng 6
  • Hút khách du lịch Châu Âu tới Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com