Ngành du lịch 4 tỉnh, thành phố An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Cần Thơ đang thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng phát triển đến 2020, hình thành “tứ giác du lịch” vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tiên, 4 tỉnh, thành này sẽ liên kết xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch; khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch; khai thác tiềm năng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng kinh tế trọng điểm từ nay đến năm 2010.
Bên cạnh đó, 4 tỉnh thành cũng sẽ phối hợp đào tạo nhân lực; hình thành trung tâm xúc tiến du lịch quảng bá du lịch cho vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng trang web để mở rộng thông tin; đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ.
Đặc biệt, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, sẽ được xây dựng và phát triển thành thành phố du lịch biển đảo, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp quốc tế. Phú Quốc sẽ được bổ sung các tổ hợp dịch vụ du lịch giải trí cao cấp, các khách sạn 5 - 7 sao, casino, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm đào tạo chuyên đề, nghiên cứu khoa học công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Các khu phi thuế quan của cảng hàng không và cảng biển, các làng nghề, trung tâm sản xuẩt nông nghiệp công nghệ cao phục vụ phát triển du lịch cũng sẽ được xây dựng ở Phú Quốc.
Về lâu dài, 4 tỉnh, thành sẽ quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm theo điểm mạnh của mỗi tỉnh, thành nhưng sẽ tập trung vào một mảng với những sản phẩm đặc trưng, không trùng lắp nhằm tạo sự hấp dẫn nhiều hơn đối với du khách.
Theo Tổng cục du lịch, tại vùng kinh tế trọng điểm này, cơ sở hạ tầng như cầu, đường, sân bay, bến tàu... chưa hoàn chỉnh; số khách sạn 3 sao trở lên còn ít, thiếu các khu vui chơi, du lịch hấp dẫn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, nhiều điểm du lịch chưa mang đậm dấu ấn miệt vườn và chưa có nhiều hộ dân tham gia làm du lịch; các làng nghề còn quá ít; chưa có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo; số điểm tham quan cũng chưa nhiều.
Chương trình phục vụ du khách của một số tỉnh có đặc sắc nhưng trùng lắp, dễ gây nhàm chán nên thời gian giữ du khách ở lại chưa lâu. Các công ty du lịch ở đây chỉ mới tập trung vào các nội dung tham quan còn các nội dung khác chưa được khai thác đúng mức như resort trên bãi biển, trên núi, lặn biển, picnic, cắm trại, đi xe đạp xuyên Đồng bằng sông Cửu Long.
Các công ty du lịch cũng chưa tạo điều kiện tốt cho các hoạt động tiếp cận văn hóa của du khách. Với lượng khách du lịch đến vùng kinh tế trọng điểm khoảng 3,5 triệu người/ năm, toàn vùng kinh tế trọng điểm cần khoảng 10.000 lao động được đào tạo bài bản để phục vụ du khách nhưng hiện chỉ có khoảng 3.000 người; trong đó, lại chỉ có 50% số lao động được đào tạo, bồi dưỡng./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Xây dựng đội ngũ làm công tác bảo tồn chuyên nghiệp, đầu tư trực tiếp cho buôn làng, gây dựng niềm tin, ý thức cho người dân tộc thiểu số… Đó là cách Đắk Nông đang thực hiện để bảo tồn văn hóa cồng chiêng.
Ông Phạm Xuân Hòe, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện đảo Cát Hải, Thành phố Hải Phòng cho biết, hai lĩnh vực huyện đảo này đang kêu gọi đầu tư là xây dựng khách sạn cao cấp và xây các khu vui chơi giải trí.
Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), tính đến giữa tháng 9, khoảng 200 đoàn khách được miễn lệ phí thị thực, với trên 20 công ty lữ hành đăng ký làm thủ tục miễn lệ phí thị thực nhập cảnh cho khách quốc tế.
Ngày 8/10, hai ngày trước Lễ công bố Năm du lịch Quốc gia 2010, kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội, toàn bộ khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ, mở rộng sang phố Lê Lai, Lê Thạch (Hà Nội) như một công trường, sôi động không khí chuẩn bị cho ngày hội lớn.
Ngày 9/10, Đại hội lần thứ 18 của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặt du lịch vào trung tâm của gói kích cầu kinh tế và chương trình cải cách dài hạn nhằm chuyển sang nền kinh tế xanh.
Khu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - khu nghỉ mát lý tưởng ở khu vực phía Bắc, hiện đang phát triển chưa xứng với vị trí và tiềm năng vốn có của mình.
Tổng cục Du lịch và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang lập kế hoạch hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường du lịch trọng điểm.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”