Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Ông Steven H L Goh - Ảnh: Mộng Bình |
Ông Steven H L Goh, Chủ tịch Công ty Xuất bản tạp chí bán lẻ châu Á – công ty hàng năm bình chọn 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á, đã có cuộc trao đổi vớiTBKTSG Online về xu thế cạnh tranh tại Việt Nam giữa các nhà bán lẻ nước ngoài và trong nước, cũng như tại những thị trường ở châu Á mà ông đã theo dõi nhiều năm qua.
TBKTSG Online: Phải chăng sẽ sớm có cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán lẻ nước ngoài và trong nước tại Việt Nam sau khi thị trường này được mở cửa?
- Ông Steven H L Goh: Tôi không cho rằng sẽ có cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà bán lẻ nội địa và nước ngoài tại thị trường này. Việt Nam bắt đầu mở rộng cửa thị trường cho các nhà bán lẻ nước ngoài từ đầu tháng 1-2009, và Trung Quốc cũng đã mở cửa thị trường vào tháng 12-2007 theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Khi Trung Quốc mở cửa thị trường thì chẳng thấy nhiều công ty bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào mở cửa hàng như người ta từng nghĩ.
Việc thâm nhập thị trường mới đòi hỏi phải có thời gian vì các nhà bán lẻ nước ngoài cũng phải nghiên cứu kỹ địa điểm, khả năng đạt được lợi nhuận tối thiểu cũng như đạt được thành công lâu dài. Tôi đã nói với các nhà bán lẻ Việt Nam là họ còn có thời gian để chuẩn bị.
TBKTSG Online: Nhưng nhiều người vẫn lo là các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà trước các nhà bán lẻ nước ngoài vì họ có nhiều lợi thế hơn?
- Họ có tiềm lực tài chính, kỹ năng và kinh nghiệm chứ gì? Đây là điều mà người ta thường nói ở Hong Kong, Singapore và Indonesia nhưng điều này đã trở thành hiện thực đâu. Tại sao vậy? Bởi vì mặc dù các nhà bán lẻ nước ngoài có tư duy toàn cầu nhưng họ phải hành động địa phương khi vào một thị trường mới. Họ cần có thời gian để hiểu biết văn hóa và thói quen mua sắm của người địa phương. Điều này có nghĩa là không phải một nhà bán lẻ thành công ở nước ngoài như châu Âu thì họ sẽ nghiễm nhiên thành công ở Việt Nam.
Mặt khác, luôn có những nhà bán lẻ mạnh và yếu tại Việt Nam hiện nay, hay tại Malaysia trong những thập niên 70 và 80, hoặc Singapore vào những thập niên 60 và 70. Tôi tin là những nhà bán lẻ mạnh và am hiểu thị trường sẽ phát triển mạnh hơn và những công ty yếu sẽ chết. Bạn muốn những công ty yếu chết đi hay để những công ty này tồn tại để kìm hãm sự phát triển của thị trường?
TBKTSG Online: Vậy nếu nhiều nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam?
- Họ có thể khiến một số nhà bán lẻ trong nước sẽ ngừng hoạt động, nhưng đây không phải là tiêu cực. Cạnh tranh không phải là xấu theo kinh nghiệm mà tôi có được từ các thị trường mở cửa cho nhà bán lẻ nước ngoài như Hong Kong và Singapore. Indonesia đã mở cửa thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng các nhà bán lẻ trong nước có bị chết hết đâu mà trái lại họ đang lớn mạnh. Mở cửa thị trường sẽ tạo thêm áp lực, thách thức cho các công ty trong nước nhưng nhìn chung là tốt vì cạnh tranh sẽ giúp phát triển thị trường và buộc các nhà bán lẻ trong nước phải đầu tư phát triển và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
TBKTSG Online: Đã có nhiều công ty dự báo là thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm tới. Vậy theo ông thì thị trường này sẽ tăng trưởng thế nào so với các thị trường mà ông biết?
- Bởi vì Việt Nam đang trên đà phát triển và có thể học hỏi các mô hình ở các thị trường khác để đẩy thị trường phát triển mạnh hơn. Phát triển thị trường có thể ví như là xây dựng một sân bay, và Việt Nam có thể học các kinh nghiệm từ các sân bay như Hong Kong, Malaysia và Singapore để để xây dựng một sân bay cho riêng mình tốt hơn và nhanh hơn. Hiện, Việt Nam có nhiều yếu tố để phát triển thị trường một cách nhanh chóng như kinh tế phát triển nhanh, dân số trẻ đang thay đổi và cải thiện cách sống…
Tuy nhiên, phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức và việc thiếu kỹ năng quản lý là một trong những ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong các năm tới.
(Theo Mộng Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com