Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn đủng đỉnh "tận hưởng" những chính sách ưu đãi, thì các đại gia bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam như Big C, Metro và Lotte Mart vẫn chưa chịu ngồi yên với thị phần đang ngày càng được mở rộng của mình.
Các "đại gia" này, bằng việc mua đất chuẩn bị mở các điểm bán hàng mới… kèm theo một tiềm lực về vốn, kỹ thuật quản lý hiện đại cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới phân phối toàn cầu đang tạo một sức ép lớn lên hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên lề cuộc họp giữa các nhà bán lẻ Việt Nam với lãnh đạo Bộ Công thương diễn ra mới đây, ông Vũ Vinh Phú, Ủy viên Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, đã có cuộc trao đổi riêng với Vietnam+ về hoạt động bán lẻ trong nước.
Sau gần một năm mở cửa thị trường bán lẻ, theo ông, các doanh nghiệp trong nước đã có thể “đối mặt” trực tiếp với các doanh nghiệp FDI chưa?
Ông Vũ Vinh Phú: Phải nói rằng các nhà phân phối trong nước vẫn “chạy” chậm lắm, chưa đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là sự kém liên kết. Cho đến thời điểm hiện nay, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp Việt Nam là đủ sức cạnh tranh với các “đại gia” FDI.
Trên thực tế, 10 siêu thị tại Hà Nội vẫn cử 10 người đi mua dầu ăn riêng lẻ, điều này thể hiện sự liên kết rất kém, làm tăng chi phí vào giá bán sản phẩm.
Vậy, những bất lợi của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam so với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là gì?
Ông Vũ Vinh Phú: Hiện nay, các nhà bán lẻ trong nước so với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì bất lợi nhiều hơn thuận lợi. Cụ thể, chúng ta kém họ về vốn, về kinh nghiệm thu mua phân phối toàn cầu, về doanh số đầu tư; bất lợi về tính chuyên nghiệp, văn hóa phục vụ, bất lợi về công nghệ bán hàng, năng suất lao động; thiếu liên kết, yếu kém trong quản lý nội bộ và chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu mạnh.
Đó là nhìn từ góc độ chủ quan của doanh nghiệp, vậy còn những khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước thì sao?
Ông Vũ Vinh Phú: Chúng ta vẫn chưa kiểm soát tốt vấn đề buôn lậu, hàng giả hàng nhái và chính sách thuế không công bằng. Ở siêu thị thì 1 gói tăm cũng phải có hóa đơn, trong khi ở bên ngoài mua hàng chục triệu đồng cũng chẳng thấy hóa đơn.
Ngoài ra, chúng ta vẫn để xảy ra những vi phạm lớn trong luật cạnh tranh. Cụ thể, có lúc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng với giá thấp hơn giá thành rất nhiều, trong khi mình lại bán đúng giá. Như vậy là doanh nghiệp FDI vi phạm luật cạnh tranh, nhưng cơ quan quản lý nhà nước lại không kịp thời xử lý.
Nhưng nhiều người lại cho rằng, trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì doanh nghiệp nên giảm bớt những chi phí không cần thiết mà tập trung cho chất lượng hàng hóa để giảm giá thành sản phẩm?
Ông Vũ Vinh Phú: Đã là nhà kinh doanh thì phải hiểu biết tâm lý của các đối tượng khách hàng. Đâu phải thị hiếu của người tiêu dùng ai cũng giống ai. Đối với nhiều người đôi khi giá cả lại không phải là vấn đề chính, mà cái họ quan tâm là mốt, là hàng độc, mẫu mã phong phú, phù hợp với họ.
Vì vậy, điều chúng ta phải làm là bám sát lấy thị hiếu của từng đối tượng mình cung cấp hàng hoá. Hiện nay, nhiều mặt hàng muốn vào các siêu thị tại Hà Nội có khi hàng tháng trời chưa vào được vì có rất nhiều vấn đề trong cơ chế hành chính hay những tiêu cực phí. Làm như vậy nghĩa là, chúng ta tự tay trái đánh tay phải thôi, chứ không liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài!
Quan điểm của ông về kết luận của Bộ Công Thương cho rằng phải đứng trên lợi ích toàn cục, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay FDI?
Ông Vũ Vinh Phú: Theo tôi, muốn gì thì gì, chúng ta cũng không thể lệch về phía bên nào mà phải công khai minh bạch, đối xử với doanh nghiệp nước ngoài bán lẻ và doanh nghiệp trong nước phải như nhau, trên cơ sở là quy hoạch, chứ không thể là tiêu chí nọ, tiêu chí kia. Giấy phép con chúng ta đã có rất nhiều rồi, chúng ta cũng không nên đẻ thêm giấy phép nữa làm gì.
Cái gì chúng ta làm được theo cam kết thì làm, còn không chúng ta sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước bằng cách khác, ví dụ nếu điều kiện 2 doanh nghiệp như nhau thì nên ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước. Mình làm kinh tế phải bằng tư duy kinh tế, bình đẳng khoa học, chứ không thể thiên vị ai.
Ông dự báo như thế nào về thị trường bán lẻ Việt Nam từ nay đến cuối năm?
Ông Vũ Vinh Phú: Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn sẽ sôi động với 86 triệu dân và với sức mua tốt. Nhưng nếu quản lý không tốt thì lợi thế sẽ nghiêng về hàng nhập lậu, hàng giả và doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, cả vĩ mô và vi mô đều phải cố gắng, nhưng vĩ mô phải cố gắng 70% và vi mô 30%.
Theo Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, tuy kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm xấp xỉ 20%, nhưng năm 2010 này thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các kênh bán lẻ hiện đại.
Với mức tăng trưởng 18,6% trong năm 2009, thị trường bán lẻ nước ta đang được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới. Nhưng vấn đề ở chỗ vì sao các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được cơ hội này?
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang đứng trước những “cơn sóng lớn” khi các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào lĩnh vực này với hình thức 100% vốn ở Việt Nam. Ý thức rất rõ về sự đe dọa mất thị phần ngay trên sân nhà, song bài toán tăng sức cạnh tranh không đơn giản với hầu hết doanh nghiệp.
Tại diễn đàn "Thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng - Hợp tác - Phát triển" do bộ Công thương phối hợp với hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 22.1 tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế và đại diện nhiều doanh nghiệp đều khẳng định: Các nhà bán lẻ trên thế giới đều đang đối mặt với những quyết định khó khăn. Tuy nhiên, cơ hội tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất lớn và tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2010, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) hiện ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm, tạo việc làm cho hơn 5,4 triệu lao động
Với sự tăng trưởng liên tục về nguồn cầu nhà ở, sự mở rộng nhanh chóng của lĩnh vực bán lẻ và nhiều nguồn cung về diện tích văn phòng với giá thuê hợp lý dành cho các doanh nghiệp mới, Hà Nội hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng cao trong năm 2010.
Tăng tốc đầu tư để làm chủ thị phần tại TPHCM, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ của TPHCM không giấu giếm tham vọng sẽ mở rộng hệ thống phân phối đến các tỉnh, đồng thời đưa thương hiệu của mình ra ngoài biên giới. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thời điểm đầu năm 2010.
Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh, Trưởng phòng cao cấp, bộ phận tư vấn đo lường bán lẻ-Công ty Nielsen, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng không ngừng tăng lên và thói quen tiêu dùng cũng thay đổi đã khiến cho siêu thị và trung tâm thương mại trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn đủng đỉnh "tận hưởng" những chính sách ưu đãi, thì các đại gia bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam như Big C, Metro và Lotte Mart vẫn chưa chịu ngồi yên với thị phần đang ngày càng được mở rộng của mình.
Tập đoàn nghiên cứu thị trường RNCOS (Mỹ) vừa công bố báo cáo về tình hình bán lẻ ở Việt Nam. Theo tập đoàn này, đến năm 2012 Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới.
Với 12 trung tâm mua sắm chất lượng cao, tổng diện tích gần 160.000m2 được đánh giá còn quá khiêm tốn so với nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội khi mở rộng địa giới hành chính (hơn 6 triệu người).
Câu chuyện về mặt bằng bán lẻ đã có từ lâu, nhưng càng lúc càng trở nên bức thiết đối với các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hàng điện máy, nhất là khi thị trường rộng mở, với sự tham gia của đông đảo các DN trong và ngoài nước.
Ông Steven H L Goh, Chủ tịch Công ty Xuất bản tạp chí bán lẻ châu Á – công ty hàng năm bình chọn 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á, đã có cuộc trao đổi vớiTBKTSG Online về xu thế cạnh tranh tại Việt Nam giữa các nhà bán lẻ nước ngoài và trong nước, cũng như tại những thị trường ở châu Á mà ông đã theo dõi nhiều năm qua.
Tình hình suy thoái trở nên khắc nghiệt đối với các nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ nên cần có suy nghĩ rằng hiệu quả ít nhất để làm trong suốt thời kỳ suy thoái là hãy “giữ thế”, “vượt qua bão táp” và chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi sức mua phục hồi sau thời kỳ suy thoái.
Thị trường bán lẻ của Việt Nam được nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài đánh giá có nhiều tiềm năng và "Tháng khuyến mại" chính là hành động tích cực giúp biến tiềm năng đó thành hiện thực.