Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mặt bằng trong thị trường bán lẻ: Lợi thế để cạnh tranh

Với 12 trung tâm mua sắm chất lượng cao, tổng diện tích gần 160.000m2 được đánh giá còn quá khiêm tốn so với nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội khi mở rộng địa giới hành chính (hơn 6 triệu người).

 Do đó, việc mở rộng mặt bằng thị trường bán lẻ hiện nay được xem là câu chuyện thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ, nhất là các DN kinh doanh trong lĩnh vực điện máy.

 Vài năm trở lại đây, thị trường trong nước chứng kiến sự phát triển mạnh của các siêu thị điện máy với quy mô lớn. Riêng thị trường Hà Nội,từ chỗ chỉ có một, hai siêu thị điện máy thì chỉ trong vòng 2 năm (2008-2009), số lượng này đã lên tới hàng chục. Không còn là những thương hiệu mới, các tên tuổi như Pico Plaza, HC, Best Carings, Nguyễn Kim… giờ đây đã được hầu hết người tiêu dùng biết đến không chỉ bởi các DN này chuyên phân phối những mặt hàng điện máy thiết yếu đối với mỗi gia đình, mà còn vì các thương hiệu này đều có trung tâm bán hàng lớn, chuyên nghiệp tại những vị trí khá đẹp ở Thủ đô.

 Xác định được việc đến các siêu thị hàng điện máy không đơn thuần là tìm hàng tốt giá hợp lý, mà còn là hình thức tham quan thư giãn của rất nhiều người tiêu dùng. Nên, ngoài vốn, chiến lược kinh doanh, quản trị hiệu quả…, việc chọn được một mặt bằng kinh doanh rộng, ở khu tập trung đông dân đã, đang được nhiều DN kinh doanh nhắm tới. Trong giai đoạn mở cửa thị trường hiện nay, trước sự "đổ bộ" của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vừa có vốn vừa có kinh nghiệm, bên cạnh việc nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, một trong những chiến lược đối phó của các DN kinh doanh hàng điện máy là tập trung khai thác, sở hữu các mặt bằng bán lẻ có vị trí đẹp, thuận tiện. Ở Hà Nội, ngoài những trung tâm mua sắm hiện có, một số DN đang và sẽ mở rộng thêm mặt bằng kinh doanh như...

 Topcare mở thêm một trung tâm mới tại khu vực Cầu Giấy (3.000m2); Việt Long đã chuyển vị trí kinh doanh từ đường Nguyễn Trãi sang trung tâm quận Hà Đông (diện tích hơn 1.000m2); còn Pico Plaza là một trong những DNđang được đánh giá là có quy mô, hiệu quả kinh doanh hàng đầu Việt Nam sẽ cho mở rộng thêm chuỗi siêu thị bán lẻ điện máy Pico Electronics với diện tích 30.000m2 vào đầu năm 2010. Đây được xem là sự kiện mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống siêu thị điện máy của Pico Plaza trên khắp cả nước. Trong lúc diện tích mặt bằng bán lẻ còn thiếu do nhu cầu ngày càng gia tăng và giá thuê mặt bằng luôn là thách thức với nhiều DN, thì việc đầu tư cho một mặt bằng lớn là sự cam kết của Pico Plaza về chiến lược kinh doanh dài hơi và bền vững của DN này.

 Theo các chuyên gia về phát triển thương hiệu, chuỗi siêu thị mới Pico Electronics sẽ là ngôi nhà của những sản phẩm điện tử, điện máy, gia dụng tiện nghi, nơi khách hàng có thể tự khám phá và cảm nhận những nét khác biệt hoàn toàn so với các siêu thị điện máy khác tại Việt Nam. Với thiết kế không gian độc đáo, khoa học; hàng hóa đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại là nơi trình diễn các sản phẩm công nghệ mới nhất của các tập đoàn điện tử;những dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng phong phú, hấp dẫn… sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khi mua sắm.

 Việc mở rộng mặt bằng kinh doanh vào đúng thời điểm kinh tế suy giảm, sức mua của người tiêu dùng hạn chế, được xem như là sự táo bạo của các DN trẻ. Nhưng, việc mở rộng là cần thiết, thậm chí đây còn mở ra một cơ hội kinh doanh mới cho các DN trong thời điểm kinh tế có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, muốn thành công, các DN cần cân nhắc để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với thị trường mình lựa chọn. Chẳng hạn, các DN TP Hồ Chí Minh lợi thế là có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy lâu hơn các DN Hà Nội, khi ra Hà Nội một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, họ vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh như khi còn kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh. Tương tự, các DN Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh sẽ vấp phải sự cạnh tranh của những nhà bán lẻ lâu năm, đầy kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh.

 Câu chuyện về mặt bằng bán lẻ đã có từ lâu, ngày càng trở nên bức thiết với các DN kinh doanh hàng điện máy, nhất là khi thị trường mở cửa, với sự tham gia của các DN trong, ngoài nước. Dự kiến, từ nay đến năm 2011, Hà Nội sẽ đón nhận hơn 400.000m2 diện tích bán lẻ của hơn 15 dự án đang được triển khai. Đây là tin vui với những DN đang tìm mặt bằng. Và những DN sở hữu mặt bằng bán lẻ thuận lợi sẽ được xem là có lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

(Theo HNM)

  • Thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ kênh bán lẻ hiện đại
  • Thị trường bán lẻ, cơ hội không chia đều
  • Thị trường phân phối Việt Nam: Làm gì để tăng sức cạnh tranh?
  • Năm 2010: Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển
  • Kênh phân phối hiện đại sẽ tiến xa trong năm 2010?
  • 2010 sẽ là một năm thịnh vượng của mặt bằng bán lẻ
  • Doanh nghiệp bán lẻ TPHCM Khát vọng chinh phục thị trường trong và ngoài nước
  • Siêu thị, trung tâm thương mại: Kênh đầu tư hấp dẫn
  • Doanh nghiệp Việt đối mặt "đại gia" bán lẻ nước ngoài
  • Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các tập đoàn bán lẻ toàn cầu
  • Mặt bằng trong thị trường bán lẻ: Lợi thế để cạnh tranh
  • Hà Nội: Các siêu thị điện máy cạnh tranh mở rộng mặt bằng
  • "Cạnh tranh sẽ giúp nhà bán lẻ trong nước mạnh hơn!"
  • Nghệ thuật sinh tồn của các nhà bán lẻ trong thời kỳ suy thoái
  • Đánh thức tiềm năng thị trường bán lẻ