Sau 30 năm tăng trưởng nhanh, Trung Quốc đang bắt đầu tái cấu trúc và nền kinh tế nước này hiện đang đối diện với 9 thách thức lớn.
Khi các dữ liệu kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi, thị trường nhà đất tiếp tục suy yếu và nợ xấu tăng lên, mặc dù một số người "an ủi" đó là những phần của một kế hoạch của Trung Quốc nhằm tái cân bằng kinh tế và làm dịu tăng trưởng. Sau 30 năm tăng trưởng nhanh, Trung Quốc đang bắt đầu tái cấu trúc và nền kinh tế nước này hiện đang đối diện với 9 thách thức lớn.
Suy giảm trong tăng trưởng kinh tế: Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm và đó không phải là sự suy giảm tạm thời, mà phản ánh "phương hướng thị trường". Điều đó có nghĩa rằng các công ty sẽ đối diện với những thua lỗ, đến mức có thể phá sản và sức ép đối với thị trường việc làm sẽ tăng lên.
Lạm phát lâu dài: Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm từ mức 6,5% năm 2011, xuống còn 2,2% vào tháng 6/2012. Lạm phát là một vấn đề trước mắt và lâu dài của Trung Quốc và điều đó có nghĩa rằng Trung Quốc cần tăng khả năng phục hồi lạm phát.
Thứ ba là các bong bóng kinh tế tích tụ: Những năm tăng trưởng kinh tế nhanh đã dẫn đến nhiều bong bóng và giờ đây quan ngại rằng những bong bóng đó bắt đầu phát nổ.
Nếu chính phủ Trung Quốc sử dụng một kỹ thuật kiểm soát vĩ mô, cho phép "khí" thoát ra khỏi các bong bóng đó một cách từ từ, không gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc bất ổn xã hội, và vun xới đúng lúc sự tăng trưởng kinh tế và lợi thế cạnh tranh mới để các doanh nghiệp có thể tái cấu trúc và nâng cấp, thì đó sẽ được coi là sự hạ cánh nhẹ nhàng, và bong bóng sẽ không phát nổ.
Tuy nhiên, trong năm 2013 sẽ có sức ép chưa từng thấy đối với kinh tế Trung Quốc.
Thách thức từ tái cân bằng: Trung Quốc đang đối mặt với 4 thay đổi lớn: chuyển từ nhu cầu bên ngoài (xuất khẩu) sang nhu cầu trong nước; từ tăng trưởng do đầu tư chi phối sang tăng trưởng do tiêu dùng chi phối; chuyển từ đầu tư chính phủ sang đầu tư tư nhân; và từ các thành tố sản xuất truyền thống sang các thành tố sản xuất tiên tiến.
Trung Quốc cần thúc đẩy sự chuyển đổi này để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản và Mỹ Latinh đã trải qua tiến trình biến đổi này, nhưng họ làm không tốt lắm và đã bị rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" hoặc "bẫy thu nhập cao". Trung Quốc cũng phải đối mặt với những nguy cơ này.
Thách thức từ những điều chỉnh công nghiệp: Trung Quốc cần loại bỏ việc sản xuất quá mức trong các ngành công nghiệp và nâng cấp công nghệ, quản lý và thuê thêm nhân viên lành nghề hơn. Hơn nữa, Trung Quốc cần duy trì năng lượng, một khó khăn đang tăng nhanh chóng đối với miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Các địa phương hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ bù đắp cho họ, nhưng sự suy giảm thu nhập của chính phủ có nghĩa rằng điều đó dường như khó có thể xảy ra.
Hạn chế về tài nguyên và môi trường của Trung Quốc đang tăng lên. Nhu cầu đối với năng lượng và nguyên liệu thô tại Trung Quốc là rất lớn. Đồng thời, Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn về việc giảm khí thải CO2 và bảo vệ môi trường.
Chi phí xã hội tăng trong khi thu nhập của chính phủ giảm. Những tiến bộ trong phát triển xã hội làm tăng các chi phí của chính phủ vì họ phải tăng chi cho lương hưu, chăm sóc y tế, nhà cửa, giáo dục. Nhưng thu nhập của chính phủ đang giảm vì thu nhập từ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giảm, thu nhập của chính phủ từ thuế sử dụng đất cũng giảm do giá nhà giảm.
Thứ tám là môi trường quốc tế suy yếu. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu dường như còn kéo dài thêm 2-3 năm nữa và sẽ ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Trung Quốc. Hơn nữa môi trường quốc tế cho đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang xấu đi do các nước không tin tưởng Trung Quốc và nghi ngờ Bắc Kinh sẽ đánh cắp công nghệ hoặc đầu tư để kiểm soát các nguồn tài nguyên của họ.
Các nước phương Tây đang thúc ép việc phá hoại sức cạnh tranh của Trung Quốc bằng cách kêu gọi tăng giá đồng Nhân dân tệ (NDT), đang ảnh hưởng đến môi trường quốc tế cho điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Phản đối cải cách ngày càng tăng: Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo được cho là do cải cách theo định hướng thị trường gây ra, dẫn đến việc hiện nay có nhiều người phản đối cải cách hơn./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trong tháng 8, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc đã tăng tốc lần đầu tiên trong vòng 5 tháng qua giữa lúc đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang chậm dần.
Hàn Quốc vừa công bố một kế hoạch trị giá 5,23 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một loạt dự án cơ sở hạ tầng với ước tổng trị giá 156 tỷ USD nhằm hỗ trợ tốc độ tăng trưởng kinh tế đang trên đà suy giảm. Động thái này phần nào giảm bớt những lo ngại của các chuyên gia kin
Hiện nay Nhật Bản vẫn mang hình ảnh là quốc gia yếu về quân sự, nhưng theo các nhà phân tích quốc phòng, nếu chiến tranh hải quân xảy ra sẽ không là một cuộc chiến dễ xơi cho láng giềng Trung Quốc.
Một cuộc “ẩu đả” đáng lo ngại đang diễn ra liên quan đến biển Đông. Trung Quốc đang chuẩn bị đấu giá hai hạng mục vốn được thừa nhận rộng rãi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nằm trong khu vực dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở, bất chấp việc Hà Nội đã dành quyền khai thác dầu khí tại đây cho Ấn Độ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.