Chính phủ Mỹ cũng mất gần 2 ngàn tỷ đô la (khoảng 14% GDP) để cứu nguy (QE 1, QE 2 và Twist). Một vài chuyên gia ước tính là nền kinh tế Việt Nam sẽ phải chi ra hơn 70 tỷ đô la (65% GDP) trong 2 năm tới để có thể làm việc tương tự.
Bất động sản qua lịch sử
Tất cả những tranh chấp trong 5 ngàn năm lịch sử đều có liên quan đến đất đai. Các đế chế Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Tây Âu vào trước Thế Chiến thứ hai, đều dựa vào kế hoạch bành trướng trên căn bản chiếm đất. Ngay cả Việt Nam, chuyện "mở mang bờ cõi" từng được coi là sự thể hiện lòng yêu nước cao độ… Cho đến ngày hôm nay, tại những quốc gia kém phát triển, nền kinh tế còn thô sơ, tài sản của người dân phần lớn vẫn là bất động sản, ít nhất cũng là miếng đất để "cắm dùi". Cho đến năm 1985, những tỷ phú giàu lên nhờ bất động sản vẫn chiếm 18% tổng số 100 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ. (Hiện nay, gần như ít ai có thể kiếm tỷ đô la trong vài chục năm nhờ bất động sản, trừ khi họ mua bán các sản phẩm phái sinh tài chánh của bất động sản).
Bất động sản qua góc nhìn cá nhân
Trong cuộc đời kinh doanh của tôi, ông chủ cũ người Do Thái là nhân vật ảnh hưởng đến những quyết định về đầu tư hay điều hành bất động sản. Ông là một đại gia có khoàng 1,6 tỷ USD vào thời cực thịnh. Mặc dù có một căn penthouse rộng hơn 1.000 mét vuông ở Park Avenue, nơi mệnh danh là khu giàu có nhất New York, một bà vợ với đứa con gái, ông gần như sống suốt ngày trên chiếc máy bay Gulfstream riêng của ông. Ông bay khắp thế giới và phòng ngủ của ông nằm tại hầu hết các khách sạn 5-6 sao trên khắp 5 lục địa.
Lúc tôi còn làm việc cho ông, công ty của ông đầu tư và kiểm soát 24 công ty con thuộc nhiều ngành nghề và tại nhiều quốc gia, nhưng không một công ty nào liên quan đến bất động sản, cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
T/S Alan Phan là Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 7 cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Email: aphan@asiamail.com Web: www.gocnhinalan.com |
Ông giải thích, bất động sản là một đầu tư khó có thể kiểm soát vì chu kỳ lên xuống khó đoán, vì khi gặp khó khăn, ta không thể dời bất động sản đến một thị trường khác (như các sản phẩm hay dịch vụ). Thêm nữa, khi cho thuê bất động sản, những rắc rối phát sinh với người thuê có thể vượt quá khía cạnh pháp lý (chẳng hạn như chính phủ có thể cấm tăng giá thuê để lấy phiếu của người dân nghèo trước mỗi kỳ bầu cử…). Thêm vào đó, khi thị trường xuống dốc, việc thoái vốn gần như bất khả thi, dù chịu bán lỗ. Và trên hết, chiến thuật đòn bẩy hay dùng trong kinh doanh bất động sản có thể tạo lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng là mồ chôn bao nhiêu tài sản cực nhanh. Khi qua lại Mỹ lần thứ hai vào năm 1975, tôi kiếm được hơn 4 triệu đô la nhờ đầu tư bán thời gian vào bất động sản trong khi đi làm. Sau đó, tôi mất hết tiền đã kiếm được khi đầu tư vào một dự án bất động sản ở Arizona vào năm 1982. Ở Trung Quốc, căn biệt thự tôi mua ở Thượng Hải năm 1999 với giá 400.000 đô la nay đã trị giá gần 2 triệu đô la. Một đầu tư khác với vài người bạn ở một khu thương mại gần Bắc Kinh thì giờ có tặng cũng không ai lấy!
Bất động sản và nợ xấu ngân hàng
Khi bong bóng bất động sản vỡ bên Mỹ vào 2008, tờ tuần báo nổi tiếng Economist có làm một phân tích về nguyên do. Chính yếu là các ngân hàng và định chế tài chính đã rất "lười" khi đổ tiền vào các khoản nợ bất động sản. Trái với các tài sản tài chính khác, thị trường cho bất động sản tương đối an toàn và bền vững. Dựa trên một định giá đã được "công thức hóa" khi tính tỷ lệ rủi ro, các ngân hàng lại đặt niềm tin thêm vào các công ty giám định rủi ro như Moody’s, Fitch… do đó, họ đã bỏ tiền thoải mái vào bất động sản và các sản phẩm phái sinh. Khi bong bong nổ, họ là nạn nhân đầu tiên và sau cùng.
Các ngân hàng Việt Nam cũng hành xử tương tự. Ngoài các món nợ cho những doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo lãnh, phần lớn các món nợ đều phải có sổ đỏ, sổ hồng của bất động sản cho tiện lợi mọi bề. Nền kinh tế thị trường to lớn của Mỹ có thể hóa giải được cơn bão do bất động sản đem lại, nhưng chính phủ Mỹ cũng mất gần 2 ngàn tỷ đô la (khoảng 14% GDP) để cứu nguy (QE 1, QE 2 và Twist). Một vài chuyên gia ước tính là nền kinh tế Việt Nam sẽ phải chi ra hơn 70 tỷ đô la (65% GDP) trong 2 năm tới để có thể làm việc tương tự. Cách duy nhất để kiếm số tiền này là huy động tiền nhàn rỗi trong dân, qua vàng và ngoại tệ để không bị lạm phát phi mã. Quả thực đây là một bài toán khó khăn cho các nhà lãnh đạo kinh tế. Tôi hoàn toàn chia sẻ với ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khi ông cho là giá đất (và gián tiếp là giá bất động sản) sẽ là rào cản căn bản của mọi cố gắng để tái cấu trúc nền kinh tế. Vấn đề này liên quan đến tất cả, từ đầu tư công, doanh nghiệp đến hệ thống tiền tệ...
(Theo Alan Phan // Doanh Nhân)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com