Cách đây nhiều tuần, khi Cơ quan năng lượng quốc tế IEA - một cơ quan giám sát năng lượng của các nước phương Tây tuyên bố sẽ mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, gây kinh ngạc cho thị trường dầu mỏ, một câu hỏi quan trọng mà các nhà giao dịch muốn đặt ra đó là: Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?
Trung Quốc không phải là nước thành viên của IEA. Mặc dù mấy năm trở lại đây, IEA đã nỗ lực thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết hơn nữa với Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc – nước tiêu dùng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới “thiếu chân” trong IEA vẫn khiến ý nghĩa thực sự của cơ quan này ngày càng bị nghi ngờ, đặc biệt là khi đề cập tới việc điều hòa hoạch định các chính sách phức tạp, chẳng hạn như mở kho dự trữ dầu mỏ.
Khi IEA thành lập vào năm 1974, quy mô kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất nhỏ, hơn nữa còn là một nước xuất khẩu ròng dầu mỏ. Nhưng hiện giờ, bất kỳ một quyết định thu mua dầu mỏ nào mà Trung Quốc đưa ra đều có thể làm dậy sóng trên thị trường toàn cầu.
Cho nên khi các quan chức IEA tuyên bố thông tin trên, cơ quan này cho biết trước đó họ đã bàn bạc qua về chuyện này với Trung Quốc, thị trường đã thở phào nhẹ nhõm. Ngay sau đó, thậm chí Trung Quốc còn đưa ra một tuyên bố bày tỏ sự ủng hộ.
Tân Hoa xã đưa tin, “Trung Quốc tính cực đánh giá và ủng hộ biện pháp của IEA liên quan tới việc các nước thành viên bắt tay mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược”.
Nhưng tại Trung Quốc, phản ứng của các chuyên gia kinh tế dầu mỏ và các học giả lại không mấy nhất trí, thậm chí họ còn chỉ trích. Theo ông Dan Weiguo, Giám đốc Viện nghiên cứu thị trường của Học viện nghiên cứu công nghệ knh tế CNPC: “Giá dầu thấp đều có lợi cho tất cả những nước tiêu dùng bao gồm cả Trung Quốc....Nhưng tôi không hiểu tại sao IEA lại lựa chọn việc mở kho dự trữ dầu mỏ vào lúc này mà không mở vào lúc giá dầu đang ở mức cao nhất. Điều kiện làm việc này là gì?”
Cũng có một vài người cho biết thêm, trước việc Trung Quốc cần phải hoàn thành kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, việc IEA mở kho dự trữ có thể là một cơ hội tốt để Trung Quốc thu mua dầu mỏ. Ông Lin Baiqiang, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc thuộc trường Đại học Xiamen nhận định:
“Theo tôi, động thái này của IEA không có tác dụng gì. Trước hết, thị trường đều biết rằng, số lượng bơm dầu mỏ và thị trường rất ít, hơn nữa chỉ hành động một lần. Thứ hai, các biện pháp mở kho dự trữ trước đó của IEA chưa bao giờ có tác dụng thực sự. Hoặc là giá dầu ở mức khá thấp không dừng lại ở 1, 2 ngày, mà trong thời gian tương đối dài, hoặc biên độ sụt giảm rất lớn, như vậy, đối với Trung Quốc – nước có nhu cầu mạnh mẽ, đây chính là lúc tốt nhất để ra tay”.
Hiện giờ, các nước thành viên IEA chỉ hạn chế ở những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, nhưng muốn trở thành thành viên OECD, cần phải có kho dự trữ chiến lược dùng đủ trong 90 ngày. Trung Quốc đang cố găng lấp đầy kho dự trữ để đạt được mức nói trên. Và điều đáng lo ngại là: Chính hành vi lấp đầy kho dự trữ dầu mỏ chiến lược không thể dự báo này của Trung Quốc sẽ biến thành nhân tố làm lung lay thị trường dầu mỏ quốc tế.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com