Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt, thị trường bất động sản tăng nóng khiến nhiều người liên tưởng tới một Nhật Bản trước khi suy thoái sâu.
Trung Quốc sẽ trở thành Nhật Bản tiếp theo?
Mặc dù thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ vài năm trước và đến giờ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, giá bất động sản tiếp tục tăng khiến xuất hiện những điểm tương đồng giữa Trung Quốc hiện nay và Nhật Bản trước khi xuất hiện bong bóng tài sản.
Sau khi ký thỏa thuận "Plaza Accord" năm 1985 nhằm giảm giá USD, đồng yên bắt đầu tăng giá nhanh chóng. Tới đầu những năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật Bản rơi vào khủng hoảng lớn. Đây là giai đoạn được gọi là kinh tế bong bóng của Nhật Bản.
Xu Xiaonian, một chuyên gia kinh tế Trung Quốc nổi tiếng, đưa ra kịch bản gây nhiều lo ngại: "Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tỷ lệ các khoản vay trên GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản tại thời điểm bong bóng; và khi du khách Nhật Bản vẫy cờ nhỏ tại Paris và London được thay bằng những người Trung Quốc thích cởi giày để chân được thoáng mát. Khi người Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về lượng tiêu thụ hàng hóa xa xỉ và các tác phẩm nghệ thuật... Tất cả những gì mà tôi cầu nguyện là Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành Nhật Bản thứ hai".
Hai nền kinh tế có những điểm tương đồng có thể chỉ ra là cả hai đều rất mạnh về xuất khẩu sang Mỹ và có thặng dư thương mại cực lớn, hai đồng tiền đều đối mặt với áp lực tăng giá so với USD và có dự trữ ngoại hối lớn nhất nhì thế giới. Trong nước, cả hai chính phủ đều thực hiện các kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn và thi hành các chính sách tiền tệ và tài khóa lỏng lẻo. Điều này dẫn tới giá nhà đất tăng vọt và tình trạng đầu cơ.
Tham khảo ý kiến của nhiều chuyên, quan chức của Nhật Bản, có nhiều nguyên nhân gây ra bong bóng kinh tế và khả năng Trung Quốc trở thành một nền kinh tế bong bóng chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố là đô thị hóa và khoảng cách giàu nghèo.
Vấn đề bong bóng kinh tế của Trung Quốc là bất động sản và bong bóng tồn tại chủ yếu trên thị trường bất động sản. Giá bất động sản cao một cách bất hợp lý, đơn giản bởi cầu nhiều hơn cung. Câu hỏi mở ra sau đó là liệu có quá nhiều nhu cầu hay cung quá ít?
Tại Trung Quốc, cung đất phần lớn là độc quyền của chính phủ, quá nhiều người khiến cung đất thiếu hụt. Dù vậy, nhiều người có xu hướng nghĩ rằng vấn đề nằm ở phía cầu nhiều hơn.
Sự thịnh vượng giả tạo
Điều này là do kỳ vọng tiếp tục đô thị hóa và giá bất động sản tăng của người dân. Một số người Trung Quốc đầu tư phần lớn tài sản của mình vào bất động sản. Trong số đó, sức mua chủ yếu tới từ nhóm nhỏ hơn những người sở hữu hầu hết của cải trong xã hội Trung Quốc.
Số ít người này đại diện một phần cho cầu trên thị trường. Giá nhà được quyết định bởi mức độ giàu có của họ. Bất động sản đã trở thành một tài sản xa xỉ thực sự.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu bị hút vào cuộc chơi như những "nô lệ nhà đất" bởi mong muốn mạnh mẽ được sống trong ngôi nhà của chính mình. Phía sau là những người nghèo chỉ có thể thể hiện sự bất mãn của mình. Đâu là cấu trúc cơ bản của nhu cầu bởi sự phân bố giàu nghèo cực lớn.
Do đó xuất hiện sự thịnh vượng giả tạo: nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường bất động sản được tạo ra bởi những người giàu. Họ kỳ vọng trên cơ sở rằng số người sống ở thành phố sẽ muốn sở hữu nhà của mình và đẩy nhu cầu tăng cao hơn.
Mặc dù logic là chính xác, rất khó để tính toán nhu cầu chính xác. Thật không may, dưới áp lực thường trực của logic này, những người giàu có đang bị hút vào cơn sốt thị trường. Họ cuối cùng sẽ kết thúc trong cuộc chơi đầu cơ, mà không có thời gian xem xét liệu có thực sự nhiều người mua nhà mà họ đầu tư hay không.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây đã công bố quyết tâm điều tiết giá nhà ở để giảm nhiệt thị trường.
Đồng thời, thu nhập của tầng lớp trung lưu giàu có hơn là khó có thể tăng trong ngắn hạn đủ để mua nhà với giá hiện nay.
Chắc chắn là trong khoảng thời gian bế tắc, các nhà đầu tư giàu có sẽ phải hạ giá nhà để bán được, dù có phải miễn cưỡng thế nào.
Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc bị lôi vào tình trạng bong bóng? Điều này phụ thuộc vào việc giá nhà giảm nhanh và nhiều tới đâu và các ngân hàng chịu tác động tới mức nào.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Giàu tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, Myanmar là một trong những thị trường hiếm hoi còn sót lại của châu Á chưa được khai thác. Cùng với nỗ lực cải cách và một chính phủ mới được kỳ vọng sẽ đem lại đổi mới, Myanmar có thể chờ đợi một kỷ nguyên mới hưng thịnh hơn?
Các lợi ích cốt lõi chiến lược của Trung Quốc là gì? Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng đối phó với các thách thức đe dọa những lợi ích này hay không? Có người cho rằng Trung Quốc hiện là một cường quốc khu vực (thậm chí cường quốc thế giới) đang trỗi dậy. Thế nhưng, theo tác giả George Friedman, Trung Quốc còn lâu mới giải quyết được những vấn đề chiến lược cơ bản đang tồn tại và thách thức được Mỹ.
Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng có sức ảnh hưởng lớn lên thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa. Những tác động của hai quốc gia này vào giá dầu, vàng hay bông, cùng với nhiều mặt hàng khác, đang ngày càng lớn, và đang gây ra những biến động tới giá nguyên liệu trong tương lai.
Chuyển đổi từ một nước có thu nhập trung bình sang một quốc gia có thu nhập cao từ nay cho tới năm 2030 là mục tiêu hướng tới của Trung Quốc, nhưng quá trình này chứa đầy rủi ro, tờ Le Monde của Pháp bình luận.
Việc Mỹ trở lại châu Á không nhất thiết dẫn tới xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay cũng như trong tương lai. Nhưng điều phụ thuộc không chỉ ở việc hai nhà khổng lồ sẽ làm gì mà còn ở phản ứng thế nào tại châu Á.
Phía sau những tòa nhà hào nhoáng ở trung tâm tài chính Hồng Kông, phần lãnh thổ được Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997, lại là những ngôi nhà, cửa hiệu lụp xụp, tồi tàn, những phận đời u ám.
Tạp chí Hồ Nhuận mới đây đã công bố báo cáo cho hay, 70 đại biểu giàu nhất Quốc hội Trung Quốc có tổng tài sản lên tới 565,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89,9 tỷ USD. Con số này lớn gấp 10 lần so với tổng tài sản của các thành viên Quốc hội, tòa án tối cao và Tổng thống Mỹ (7,5 tỷ USD).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.