Các lợi ích cốt lõi chiến lược của Trung Quốc là gì? Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng đối phó với các thách thức đe dọa những lợi ích này hay không?
Theo bài “Đánh giá về chiến lược của Trung Quốc” đăng trên trang mạng Stratfor ngày 6/3 của George Friedman, Trung Quốc có ba lợi ích chiến lược cốt lõi.
Ba lợi ích chiến lược cốt lõi...
Trong số những lợi ích chiến lược cốt lõi này, có việc duy trì an ninh nội địa. Hiện nay, khoảng 80% người dân Trung Quốc có thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình tại Bolivia. Chênh lệch giàu nghèo đã nhiều lần làm dấy lên những căng thẳng về lợi ích giữa vùng duyên hải và vùng bên trong lãnh thổ. Chính phủ hiện nay tìm kiếm các phương tiện tạo ra của cải để duy trì sự ổn định: mua sự trung thành của người dân bằng cách sử dụng nhân lực ồ ạt. Các kế hoạch phát triển công nghiệp được triển khai mang ít tư duy thị trường hoặc lợi nhuận, mà có mục đích tạo tối đa công ăn việc làm. Các khoản tiết kiệm tư nhân được sử dụng để tài trợ cho các nỗ lực công nghiệp. Chỉ có một ít vốn trong nước được dùng để mua sản phẩm bởi vì Trung Quốc cần phải xuất khẩu.
Mối quan tâm chiến lược thứ hai xuất phát từ mối quan tâm thứ nhất. Nền tảng công nghiệp của Trung Quốc là sản xuất nhiều hơn mức tiêu thụ của nền kinh tế nội địa. Do vậy, Trung Quốc phải xuất khẩu hàng hóa ra thế giới và nhập khẩu nguyên liệu. Vì thế, người Trung Quốc phải đáp ứng nhu cầu của thế giới về hàng hóa xuất khẩu của họ. Điều này bao gồm một loạt các hoạt động: từ đầu tư tiền tệ vào các nền kinh tế của những nước tiêu thụ cho đến việc tạo các lối thông thương không hạn chế với các tuyến hàng hải thế giới.
Lợi ích chiến lược thứ ba là duy trì sự kiểm soát đối với các vùng đệm. Người Hán, sắc tộc chính và lâu đời của Trung Quốc sống tập trung trên hai phần ba lãnh thổ ở phía đông Trung Quốc, nơi có lượng nước mưa dồi dào, khác hẳn với một phần ba lãnh thổ khô cằn còn lại ở miền trung và phía tây. Do đó, điều tất yếu là an ninh của Trung Quốc phụ thuộc vào việc kiểm soát được bốn vùng đệm bao quanh: Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Về mặt địa lý, việc kiểm soát được các vùng đệm tạo ra cho Trung Quốc những hàng rào che chắn tự nhiên rất khó vượt qua và tạo thế phòng thủ vững chắc đẩy mọi kẻ xâm lược vào thế rất bất lợi.
... đang bị thách thức nghiêm trọng
Tác giả George Friedman cho rằng Trung Quốc hiện đang phải đốí mặt với những thách thức đe dọa tất cả ba lợi ích chiến lược nói trên.
Sự suy giảm kinh tế tại Châu Âu và Mỹ - hai khách hàng chính của Trung Quốc - đã đẩy xuất khẩu của Trung Quốc vào tình huống cạnh tranh ngày càng mạnh và nhu cầu giảm. Trong khi đó, Trung Quốc không thể nâng cao nhu cầu tiêu dùng nội địa một cách tương ứng và không bảo đảm được việc tiếp cận các tuyến hàng hải quốc tế độc lập mà Hải quân Mỹ đang bảo vệ.
Cũng chính những thúc bách kinh tế này lại trở thành thách thức ngay tại Trung Quốc. Vùng duyên hải thịnh vượng phụ thuộc vào thương mại hiện đang bị suy giảm và vùng nghèo nàn nằm sâu trong lục địa lại cần phải trợ cấp. Điều này khó thực hiện, khi đà tăng trưởng kinh tế đang chững lại.
Vấn đề mấu chốt đối với Trung Quốc là duy trì ổn định trong nước. Nếu bộ phận người Hán Trung Quốc không ổn định, thì không thể kiểm soát được các vùng đệm. Việc duy trì ổn định ở những khu vực nằm sâu trong nội địa đòi hỏi phải có sự chuyển giao nguồn của cải và điều này buộc nền kinh tế vùng duyên hải phải có tăng trưỏng cao liên tục nhằm tạo ra nguồn vốn chu cấp cho vùng nội địa. Nếu luồng xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu bị ngưng lại thì thu nhập của vùng sâu trong lãnh thổ sẽ nhanh chóng bị giảm xuống tới mức có thể dẫn đến những bùng nổ về chính trị.
Việc duy trì các luồng xuất nhập khẩu cũng là một thách thức to lớn. Chính mô hình chỉ chú trọng đến tạo công ăn việc làm hơn tìm kiếm lợi nhuận dẫn đến việc phân bổ sai lệch các nguồn tài lực và cắt đứt mối liên hệ tự điều hòa thông thường giữa cung và cầu. Một trong những hậu quả rối loạn nhất là lạm phát, làm tăng chi phí trợ cấp cho vùng sâu trong lãnh thổ, vào lúc khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc với các nước xuất khẩu khác trên thế giới đang bị xói mòn.
Đối với Bắc Kinh, đây là một thách thức chiến lược và chỉ có thể ngăn chặn được qua việc nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Các nhà sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp không thể làm được việc này. Giải pháp là phải bắt đầu chế tạo những sản phẩm có giá trị gia tăng cao (ít giầy dép, nhiều xe hơi hơn). Thế nhưng, công việc này đòi hỏi một loại nhân lực khác. Đó là nguồn nhân lực được đào tạo nhiều năm, có trình độ cao hơn mức trung bình của người dân vùng duyên hải Trung Quốc, trong khi người dân ở vùng sâu lãnh thổ lại có trình độ thấp hơn rất nhiều. Công việc này cũng đòi hỏi phải cạnh tranh trực tiếp với các nền kinh tế thành danh từ lâu như Nhật Bản, Đức và Mỹ. Đây là trận chiến mang tính chiến lược mà Trung Quốc phải tiến hành nếu muốn duy trì sự ổn định đất nước.
Ngoài những vấn đề kinh tế, Trung Quốc còn phải đối mặt với một vấn đề quân sự. Sự sống còn của Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển. Biển Hoa Đông bị vây quanh bởi Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan với một chuỗi đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Biển Đông thậm chí còn bị khép kín hơn. Mối lo ngại chiến lược lớn nhất của Bắc Kinh là Mỹ có thể phong tỏa Trung Quốc, không phải với việc đưa Hạm đội 7 vào bên trong hai chuỗi đảo nói trên, mà ở bên ngoài hai hàng rào này.
Có người cho rằng Trung Quốc hiện là một cường quốc khu vực (thậm chí cường quốc thế giới) đang trỗi dậy. Thế nhưng, theo tác giả George Friedman, Trung Quốc còn lâu mới giải quyết được những vấn đề chiến lược cơ bản đang tồn tại và thách thức được Mỹ.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng có sức ảnh hưởng lớn lên thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa. Những tác động của hai quốc gia này vào giá dầu, vàng hay bông, cùng với nhiều mặt hàng khác, đang ngày càng lớn, và đang gây ra những biến động tới giá nguyên liệu trong tương lai.
Chuyển đổi từ một nước có thu nhập trung bình sang một quốc gia có thu nhập cao từ nay cho tới năm 2030 là mục tiêu hướng tới của Trung Quốc, nhưng quá trình này chứa đầy rủi ro, tờ Le Monde của Pháp bình luận.
Việc Mỹ trở lại châu Á không nhất thiết dẫn tới xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay cũng như trong tương lai. Nhưng điều phụ thuộc không chỉ ở việc hai nhà khổng lồ sẽ làm gì mà còn ở phản ứng thế nào tại châu Á.
Phía sau những tòa nhà hào nhoáng ở trung tâm tài chính Hồng Kông, phần lãnh thổ được Anh trả lại cho Trung Quốc năm 1997, lại là những ngôi nhà, cửa hiệu lụp xụp, tồi tàn, những phận đời u ám.
Tạp chí Hồ Nhuận mới đây đã công bố báo cáo cho hay, 70 đại biểu giàu nhất Quốc hội Trung Quốc có tổng tài sản lên tới 565,8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89,9 tỷ USD. Con số này lớn gấp 10 lần so với tổng tài sản của các thành viên Quốc hội, tòa án tối cao và Tổng thống Mỹ (7,5 tỷ USD).
Tinkinhte - "Trung Quốc 2030", một báo cáo được công bố hôm 27/2 bởi WB và một nhóm cố vấn của chính phủ Trung Quốc, đã nêu ra một số vấn đề kinh tế nhạy cảm nhất về phương diện chính trị của nước này, theo những người liên quan đến việc chuẩn bị và xét lại báo cáo.
Hàng loạt thông tin về kinh tế Trung Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh lần hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt thương mại phình to kỷ lục... đã khiến cho bức tranh triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.