Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh đời ở các khu ổ chuột châu Á

Bộ phim "Triệu phú ổ chuột" không chỉ đơn giản là kể về câu chuyện một cậu bé nghèo ở Ấn Độ giành được giải thưởng cao nhất trong trò chơi truyền hình "Ai là triệu phú?", mà còn lột tả chân thực cuộc sống khốn khó của những phận đời tại một khu ổ chuột ở quốc gia Nam Á này.

Theo các số liệu thống kê, thế giới hiện có một tỷ người đang sống trong các khu ổ chuột và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Cụm từ "ổ chuột" được hiểu nôm na là khu vực sống dành cho người nghèo với những mái nhà lụm xụp, rách nát, thiếu thốn mọi bề từ nước tới điện...

Chùm ảnh dưới đây do các phóng viên hãng thông tấn quốc tế AP ghi lại tại các khu người nghèo ở một số nước châu Á, cho thấy hình ảnh chân thực nhất về thế nào là "ổ chuột", thế nào là sự cùng cực thiếu thốn. Bộ sưu tập này, chủ yếu là về các em bé, được trang Boston sưu tầm và đăng tải.
 

Cô bé Nazeeha Taj, 5 tuổi, người Afghanistan đang chơi với cái trống ở khu ổ chuột ngoại vi thành phố Islamabad của Pakistan. Theo một thỏa thuận giữa Chính phủ Pakistan và tổ chức tỵ nạn của Liên hiệp quốc hồi tháng 3/2009, khoảng 1,7 triệu người tỵ nạn Afghanistan được phép sinh sống tại Pakistan cho tới ít nhất là năm 2012 - Ảnh chụp ngày 11/1/2012: Muhammed Muheisen.

Những em bé người Afghanistan trước một ngôi nhà vách đất ở khu ổ chuột ngoại vi thành phố Islamabad của Pakistan. Hàng nghìn người tại những khu ổ chuột thế này đang phải sống trong cảnh không điện, nước sạch và các dịch vụ cơ bản - Ảnh chụp ngày 4/1/2012: Anjum Naveed.

Những cậu bé người Pakistan đang chơi trò đua xe xúc đất ở khu ổ chuột bên ngoài Islamabad. Với những em bé ở những khu ổ chuột như thế này, những trò chơi như đu quay, đạp thuyền con vịt... có vẻ như là những thứ quá xa xỉ - Ảnh chụp ngày 3/1/2012: Anjum Naveed.

Một bé gái Afghanistan ở khu ổ chuột bên ngoài Islamabad - Ảnh chụp ngày 13/1/2012: Muhammed Muheisen.

Sau một đêm mưa, con đường trong khu ổ chuột trở nên lầy lội, nhưng các em nhỏ ở đây cũng không có sự lựa chọn nào khác - Ảnh chụp ngày 16/1/2012: Muhammed Muheisen.

Một bé gái Afghanistan đang ngước ánh mắt tò mò nhìn vào ống kính phóng viên. Dưới chân em, con đường thật lầy lội, bẩn thỉu - Ảnh chụp ngày 16/1/2012: Muhammed Muheisen.

Những em bé người Pakistan đang sưởi ấm trong đêm đông lạnh giá. Với những con người sống ở khu vực bần cùng này, lò sưởi, quạt sưởi điện, chăn điện... là những thứ quá xa lạ, bởi đơn giản là họ không có điện và cũng chẳng có tiền - Ảnh chụp ngày 13/1/2012: Muhammed Muheisen.

Cô bé Hira Farouq, 4 tuổi, người Afghanistan không rời chiếc kẹo mút trong khi vẫn tò mò nhìn người lạ - Ảnh chụp ngày 16/1/2012: Muhammed Muheisen.

Cậu bé Hikmat Agha, 4 tuổi, người Afghanistan, đang ngồi chờ bên ngoài một nhà thờ gần khu ổ chuột để chuẩn bị bắt đầu bài học thường ngày về kinh Koran. Sự may mắn nhất với các em bé ở các khu ổ chuột này là vẫn được đi học - Ảnh chụp ngày 18/1/2012: Muhammed Muheisen.

Những chú bé vô gia cư đang "dùng bữa" trên vỉa hè một con phố ở trung tâm tài chính Mumbai, Ấn Độ. 60% dân cư ở Mumbai phải sống trong các khu ổ chuột  - Ảnh chụp ngày 11/1/2011: Rafiq Maqbool

Một phụ nữ Ấn Độ vô tư ngủ ngoài đường ở khu nhà lụp xụp tại Hyderabad, Ấn Độ. Quốc gia này có khoảng 93 triệu người sống trong các khu ổ chuột - Ảnh chụp ngày 11/1/2012: Mahesh Kumar A.

Mohammed Shamim Sheikh đang phải mang trong người căn bệnh lao kháng nhiều thuốc. Ở những khu dân cư lụm xụp và bẩn thỉu, bệnh tật là thứ khó có thể tránh khỏi - Ảnh chụp ngày 16/1/2012: Rafiq Maqbool.

(Theo Vneconomy)

  • Nhật Bản: Tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi tiêu dùng giảm
  • Trung Quốc: Ổn định kinh tế để chuyển giao quyền lực
  • Hàng hiệu Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy
  • Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc: cải tổ hay... khủng hoảng
  • Tiết lộ chấn động của một quan chức công an Trung Quốc
  • 'Mục sở thị' các xưởng sản xuất hàng hiệu 'fake'
  • Sự trở lại thần kỳ của nước Nhật
  • Bị cấm vận: Iran dùng vàng đổi lương thực