Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Ổn định kinh tế để chuyển giao quyền lực

Những thay đổi của nền chính trị Trung Quốc trong thời gian tới đang đòi hỏi những nhà lãnh đạo kế vị cần uyển chuyển để bảo vệ nền kinh tế, giúp nó chống lại những vấn đề trong xuất khẩu, sự chững lại của dòng chảy vốn, nợ địa phương và nguy cơ lạm phát kéo dài.

Khoảng thời gian Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo thực hiện bàn giao quyền lực cũng là thời điểm nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong vòng hai thập kỷ qua, cho dù hiện tại chưa có những biến động lớn về kinh tế nào.

Nợ công

Những thay đổi về chính trị trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế đang phát triển nóng nhất thế giới này.

Tuy nhiên, mọi việc cũng không quá khó khăn. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, nợ công của chính phủ Trung Quốc chiếm 26,9% GDP, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn 60% của một nền kinh tế ổn định. Trong năm 2011, doanh thu ngân sách đã thiết lập mức kỷ lục mới 10,37 nghìn tỉ Nhân dân tệ, hay 1,64 nghìn tỉ USD, còn thâm hụt tài chính rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,1% GDP.

Với khoản thu nhập ngân sách khổng lồ như vậy, dù các khoản nợ xấu của chính quyền địa phương là rất lớn, các nhà phân tích nhận định, dù tính hết tất cả các khoản phí để chuyển dịch cơ cấu, rất khó có khả năng nợ công có thể vượt quá 60% GDP.

Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới chưa cần sự trợ giúp của một gói kích cầu như trong giai đoạn năm 2008 - 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lan tỏa ra khắp thế giới và khiến thị trường lao động của Trung Quốc đóng băng.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc cũng đang tuyên truyền những chính sách mới để bảo vệ nền kinh tế, bao gồm điều chỉnh lại các loại thuế, giảm bớt nạn quan liêu, giảm bớt tỉ lệ dự trữ bắt buộc, và yêu cầu các ngân hàng phải duy trì việc cung cấp vốn một cách ổn định trước những biến động của dòng chảy quốc tế.

Vốn đầu tư và tình trạng đầu cơ

Ting Lu, chuyên gia kinh tế nhận định, rủi ro trong dòng chảy đầu tư đã bị phóng đại, bởi các nhà phân tích đã không quan tâm tới những dữ liệu giao dịch hàng tháng và không tính tới những nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng  sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch Quốc tế. Ông Lu cho rằng, hiện tại không cần thiết phải giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng.

Việc chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác cũng không thực sự đáng lo ngại. Carl Weinberg, chuyên gia kinh tế tại High Frequency Economics, New York  đánh giá cao sự ổn định của đồng nhân dân tệ và ít rủi ro của nền kinh tế này.

Mặc dù vậy, ngày 18/2 vừa qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng thương mại, xuống còn 20,5%. Quyết định đưa ra chỉ 2 tuần trước khi cuộc họp thường niên của Quốc hội được tổ chức, thời điểm một bản dự thảo ngân sách mới sẽ được công bố.

Hành động này cho thấy nhiều khả năng sẽ có thêm những biện pháp nới lỏng tài chính tại kỳ họp Quốc hội trong tháng 3 tới. Tuy nhiên, những vấn đề trong chính sách kinh tế của Trung Quốc xoay quanh một thực tế là chính phủ nước này vẫn còn kiểm soát quá nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Sẽ rất khó để tìm ra những chính sách được điều chỉnh liên tục nhằm tác động ngay đến tăng trưởng như tại các nền kinh phát triển.

Khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ đã được dành riêng để xây dựng hàng triệu ngôi nhà giá rẻ để bù đắp lại rủi ro từ chính sách tại thị trường bất động sản tư nhân, sau khi gói kích cầu 2008-2009 đã tạo ra một cơn sốt đầu cơ. Đầu cơ và bong bóng bất động sản cũng là một trong những nguyên nhân của nỗi lo "hạ cánh cứng" của nền kinh tế Trung Quốc.

Xuất khẩu

Về xuất khẩu, Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm trong năm 2011, và ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua trước bối cảnh nhiều nền kinh tế châu Âu đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng không cần thiết phải lo lắng về vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc.

"Dù gần một nửa hàng xuất khẩu của Trung Quốc là vào các thị trường châu Âu, nhưng 1/4 trong số này là tới Đức - quốc gia mạnh nhất trong khu vực", một chuyên gia kinh tế của Lloyds Bank Corporate Market, Luân Đôn nhận định.

Những dữ liệu thương mại chính thức của Trung Quốc  cho thấy tổng thu nhập từ xuất khẩu của nước này sang một số quốc  gia đang bị tác động nghiêm trọng bởi khủng hoảng tại châu ÂU như Bồ Đào Nha, Ai Len, Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha chỉ khoảng 62,7 tỉ USD trong năm 2011, không bằng 1% GDP xuất khẩu sang Đức (76,4 tỉ USD).

"Kể cả khi GDP của Trung Quốc chỉ ở mức thấp trong năm nay, nó vẫn sẽ cao hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào khác trên thế giới. Trung Quốc hiện vẫn là nơi trú ẩn an toàn để tránh những thảm họa của đồng euro, và các nhà đầu tư sẽ không từ bỏ nó", ông Weinberg nói.

(VEF)

  • Hàng hiệu Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy
  • Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc: cải tổ hay... khủng hoảng
  • Tiết lộ chấn động của một quan chức công an Trung Quốc
  • 'Mục sở thị' các xưởng sản xuất hàng hiệu 'fake'
  • Sự trở lại thần kỳ của nước Nhật
  • Bị cấm vận: Iran dùng vàng đổi lương thực
  • ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh
  • Hàng nhái sắp hết thời ở Trung Quốc