Khảo sát Kinh tế - Xã hội của LHQ tiến hành tại khu vực Đông Nam Á mới công bố hôm thứ 5 tuần trước nêu rõ, năm 2011, Châu Á - Thái Bình Dương đã chịu thiệt hại kinh tế từ thiên tai 266,8 tỉ USD trên tổng số 366 tỉ USD thiệt hại toàn thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nhiều nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia. Nhưng ít nhất năm ngoái, đây cũng là khu vực chịu nhiều thiệt hại nhất sau những thảm hỏa thiên nhhiên, khiến tốc độ tăng trưởng bị chậm lại, và thương mại bị gián đoạn.
Khảo sát Kinh tế - Xã hội của LHQ tiến hành tại khu vực Đông Nam Á mới công bố hôm thứ 5 tuần trước nêu rõ, năm 2011, Châu Á - Thái Bình Dương đã chịu thiệt hại kinh tế từ thảm họa thiên nhiên 266,8 tỉ USD trên tổng số 366 tỉ USD thiệt hại toàn thế giới. Đây được xem là năm tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới về thiệt hại gây ra do các thảm họa tự nhiên.
Bắt đầu với động đất ở Christchurch, New Zealand hồi tháng 2, tiếp sau là động đất và sóng thần tại Nhật hồi tháng 3, kế đó là lũ lụt ở Pakistan và Thái Lan, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương liên tục bị thiên tai vùi dập.
"Ảnh hưởng của các thảm họa ảnh hưởng đến toàn khu vực vì sự liên kết phụ thuộc ngày càng tăng giữa các nền kinh tế. Ví dụ, động đất ở Nhật Bản và lũ lụt tại Thái Lan đã gây ra sự đình trệ nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các sản phẩm lắp ráp và công nghiệp", báo cáo của LHQ nhấn mạnh.
Báo cáo cũng cho biết thêm, "Lũ lụt nghiêm trọng tại Châu á - Thái Bình Dương dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong nông nghiệp, và gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất thực phẩm trong khu vực và trên thế giới".
Ví dụ, có sự suy giảm rõ rệt và đồng bộ trong ngành sản xuất điện tử và ôtô tại Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Phillipines, và Thái Lan từ sau động đất Nhật Bản.
Tương tự, lũ lụt cuối năm 2011 đã phá hủy khu vực sản xuất của Thái Lan, khi có đến 7 khu công nghiệp lớn bị ngập nước.
Lũ lụt cũng phát hủy nhiều vựa lúa lớn của Thái Lan, dẫn đến giá lúa gạo toàn thế giới đã tăng 17%.
"Các quốc gia trong khu vực cần đầu tư nhiều hơn vào việc giảm bớt nguy cơ thiên tai như một biện pháp hữu hiệu cho chiến lược phát triển dài hạn. Điều này liên quan đến việc bảo vệ tài sản kinh tế và xã hội khỏi lũ lụt và các thiên tai khác, đặc biệt ở những vùng tăng trưởng kinh tế nhanh, thì nguy cơ này càng lớn", báo cáo nêu rõ.
Báo cáo của LHQ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm, duy trì và khôi phục hệ sinh thái làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và có biện pháp di dân ở những khu vực có nguy cơ cao.
(Theo VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com