Theo dự đoán, có thể gần 3 tỷ người châu Á sẽ có cuộc sống sung túc vào giữa thế kỷ này (Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Internet)
Theo dự báo, châu Á sẽ có thêm ba tỉ người dân được tận hưởng tiêu chuẩn cuộc sống tốt đẹp với điều kiện khu vực này vẫn duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay và giải quyết được những thách thức kéo dài qua nhiều thời kỳ.
Điều này được nêu trong dự thảo “Châu Á 2050 – Xây dựng một thế kỷ Châu Á” vừa được công bố sáng nay, 4/5, tại một phiên họp của Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44 đang diễn ra tại Hà Nội.
Bản dự thảo đã đưa ra những nhận định về tương lai của châu Á theo hai kịch bản. Theo kịch bản lạc quan về một thế kỷ châu Á, GDP của khu vực sẽ đạt 148 ngàn tỉ USD, chiếm 51% sản lượng toàn cầu. Theo cơ sở sức mua tương đương, GDP theo đầu người tại châu Á sẽ lên tới 38.600 USD, so với mức dự kiến trung bình năm 2050 của thế giới là 36.600 USD.
Kịch bản này cũng nhận định, gần ba tỉ người châu Á sẽ có thể tận hưởng thành quả của sự thịnh vượng ít nhất cũng sớm hơn 1 thế hệ so với kịch bản bẫy thu nhập.
Kịch bản thứ hai giả định rằng những nền kinh tế lớn của châu Á như Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, và Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi mức tăng trưởng chậm lại sự trì trệ trong thu nhập trong 5 hay 10 năm tới.
Cũng theo kịch bản này, châu Á sẽ chỉ chiếm 32% hay đạt 61 ngàn tỉ USD so với sản lượng toàn cầu vào năm 2050. Theo cơ sở sức mua tương đương, GDP đầu người của khu vực sẽ đạt 20.300 USD, chỉ bằng hơn một nửa so với kịch bản lạc quan về một thế kỷ châu Á.
Ông Haruhiko Kuroda, chủ tịch ADB, nhận định: “Hai kết quả dự kiến ở hai kịch bản là khác nhau và vì vậy chi phí cơ hội nếu không thực hiện kịch bản một thế kỷ châu Á là rất lớn, đặc biệt là trên khía cạnh con người.”
Bên cạnh những kịch bản về tương lai châu Á, bản dự thảo cũng nhấn mạnh những nguy cơ và thách thức với khu vực này. Dự thảo đưa ra ví dụ, trong khi khu vực châu Á đã thu được những tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề nghèo tính theo thu nhập, thì vấn đề nghèo phi thu nhập vẫn tồn tại khá nhiều. Một nửa người số dân châu Á sinh sống trong tình trạng thiếu điều kiện vệ sinh cơ bản trong khi 900 triệu người tại khu vực này không thể tiếp cận với điện năng.
Bản dự thảo cũng đề cập tóm tắt những quyết định và chương trình hành động chiến lược tương ứng mà các nhà hoạch định chính sách của châu Á ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu đang phải đối mặt.
Dự kiến, bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ được xuất bản vào tháng 8, sau một loạt các phiên thảo luận khác nhau./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Nhật báo Asahi của Nhật Bản hôm 6/5 cho biết, việc một người Trung Quốc được bổ nhiệm làm lãnh đạo đầu tiên của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3, một tổ chức giám sát kinh tế khu vực, có thể coi là một dấu hiệu mới về sự nổi lên thành một cường quốc kinh tế của Trung Quốc.
Nhiều hộ nông dân ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc “tá hỏa” khi 46ha dưa hấu họ trồng bỗng nhiên tự vỡ hàng loạt. Các chuyên gia kết luận rằng việc sử dụng hóa chất để kích thích tăng trưởng cùng với mưa lớn bất ngờ có thể là nguyên nhân làm dưa hấu tự vỡ. Vụ việc này cùng với scandal thực phẩm nhiễm hóa chất là hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc.
Mới đây, Bắc Kinh đã tạm ngưng vô hạn định các hoạt động xuất khẩu nhiên liệu dầu điêzen nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước trước mùa cao điểm. Quyết định này đã làm gia tăng mối lo ngại về phản ứng dây chuyền lan rộng khắp khu vực châu Á.
Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – Nhật Bản đã suy giảm mạnh trong quý đầu năm nay sau trận động đất và sóng thần lịch sử hồi tháng Ba.
Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới. Trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều lo lắng về tác động của giá dầu cao đối với sự tăng trưởng ổn định của hai nước. Giá dầu bắt đầu tăng từ năm 2010, trước khi các vấn đề bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi xảy ra, khi kinh tế thế giới dần phục hồi từ khủng hoảng.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petroliam Nasional Bhd (Petronas) của Malaysia sẽ xây dựng một khu lọc hóa dầu trị giá 20 tỷ USD tại khu vực biên giới giữa nước này với Singapore, hãng tin Bloomberg cho hay.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.