Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người giàu Trung Quốc ăn chơi ngày một 'tàn bạo'

Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới. Trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.

Trung Quốc
Cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế, tầng lớp tư sản mới phất của Trung Quốc đang tìm cách thể hiện mình.

Một nhóm các doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp gỡ vào một buổi tối để nhậu. Họ được yêu cầu mang chai rượu vang 'xịn' nhất của họ tới dự. Dưới đây là bộ sưu tập của một vài loại rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. Chateau Lafite năm 1962, Chateau Latour 1970, mỗi chai rượu có giá 1.600 USD ở khu vực.

Khi mọi người tới nơi, vị chủ nhà nói: "Nào, hãy cho xem rượu của các bạn," và các vị khách đưa chai rượu của họ ra để đánh giá lẫn nhau. Tiếp đó chủ nhà nói: "Hãy mở rượu của các bạn", và tất cả đều làm như vậy.

Chủ nhà liền chỉ ra một chiếc bát pha rượu lớn bằng bạc và ra lệnh: "Hãy đổ rượu vang của quý vị vào," và tất cả đều đổ rượu vào đó. Vậy là những loại vang đỏ hảo hạng và đặc sắc bậc nhất thế giới được hòa lẫn vào nhau để mọi người cùng thưởng thức.

Đây là một câu chuyện đáng nhớ, cho biết nhiều điều, bởi vì nó minh họa cách thức mà các cự phú mới của Trung Quốc học cách tiêu xài các hàng hóa xa xỉ.

Nhu cầu tăng vọt

Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực này đối với lối sống của họ.

Khi đất nước này ngày một phất lên và ngày một nhiều hơn các đặc sản cao cấp của thế giới du nhập vào đây, các nhà sản xuất đang ngày một nâng cao sự hiểu biết của họ về thị hiếu của người Trung Quốc.

Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực đó đối với lối sống của họ.

BMW, hãng cũng sở hữu thương hiệu Rolls-Royce, gần như tăng gấp bốn lần lợi nhuận quý đầu của hãng này một phần nhờ vào nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc.

BMW gia nhập một danh sách dài các thương hiệu hàng hóa cao cấp hàng đầu mà lợi nhuận tăng vọt nhờ nhu cầu ở đây. Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới.

Một báo cáo nghiên cứu của Barclays nói rằng mức tăng trưởng này của Trung Quốc có thể đạt từ 20-30% một năm. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.

Đó là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng nếu bạn nhìn vào sự gia tăng số lượng triệu phú, thì sẽ không thấy có gì khó hình dung ra sự tăng trưởng nhu cầu rất nhanh này.

Hiện có khoảng nửa triệu triệu phú Trung Quốc, cao hơn 31% so với năm 2008, theo số liệu gần đây nhất của một báo cáo Merrill Lynch về người giàu có trên thế giới (Merrill Lynch Cap Gemini World Wealth Report.)

Donald Holdsworth, Giám đốc MatchPower tại Úc, đã bị cuốn hút bởi sự yêu chuộng ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với hàng hóa sang trọng từ những năm 1990.

Các tiểu hoàng đế

Tại sao ông ta nghĩ rằng những ước muốn về hàng hóa cao cấp lại chiếm lĩnh được đầu óc của người Trung Quốc chắc chắn đến như vậy? Và câu trả lời, theo Holdsworth, bắt nguồn từ vấn đề nhân khẩu học: "Tuổi trung bình của một triệu phú Trung Quốc là 39, hay 15 tuổi trẻ hơn ở các quốc gia đã phát triển.

"Điều này xảy ra trùng khớp với năm chính sách một con bắt đầu được áp dụng - Năm của Các Tiểu Hoàng Đế. Những đưa trẻ này đã luôn được cha mẹ của chúng dành cho những gì tốt nhất."

Vì vậy, các hoàng đế nhỏ lớn lên trong sự đầu tư càng nhiều càng tốt các nguồn lực mà cha mẹ của chúng có thể kiếm được - đây đồng thời cũng là thời điểm mà nền kinh tế của quốc gia này chuyển từ thể chế cộng sản sang kinh tế thị trường.

Điều này, theo Donald Holdsworth, làm sáng tỏ hơn về thị hiếu của người Trung Quốc: "Nếu bạn lớn lên trong một xã hội 'tuân lệnh', không có tự do ngôn luận, một khi xuất hiện một cơ hội để bạn có thể thể hiện bản thân mà không gặp nguy cơ gì, bạn sẽ chớp lấy nó.

"Nó cũng giống như khi người ta mở nút một chai nước có ga." Điều này chỉ càng tốt cho số đông các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu.

LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton - là thương hiệu lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ với hơn 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu. Nhìn chung, LVMH đã kiếm được khoảng 40% lợi nhuận của nó từ Trung Quốc.

Các hãng khác có lợi nhuận ngày càng tăng trong khu vực bao gồm Burberry và nhà sản xuất ô tô Audi của Đức mà mức gia tăng lợi nhuận cao nhất gần đây là nhờ một phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán xe hơi hạng sang ở Trung Quốc.

Prada cũng đang khai thác những cách thức khác để khai thác từ sự thịnh vượng của Trung Quốc. Giống như các hãng khác, hãng này đang xem xét việc nâng cao quy mô vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong.

Và tiếp sau đó là Gucci, hãng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có khoảng 40 cơ sở ở một chuỗi các thành phố Trung Quốc.

Dễ nghe

Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này.

Các tăng trưởng mạnh gần đây trên thị trường còn được biết tới với Berry Bros và Rudd, các nhà buôn rượu vang cao cấp.

Giám đốc phụ trách lĩnh vực mua rượu Alun Griffiths nói rằng thị trường rượu vang Trung Quốc đã tăng trưởng từ 15-20% một năm và hãng của ông hiện kiếm được 25% doanh số tại Hồng Kông.

Năm năm trước, con số này chỉ là 6%.

Thị hiếu của người Trung Quốc chắc chắn là cao cấp; Bordeaux, một thương hiệu rượu vang đắt giá nhất trên thế giới là một lựa chọn được ưa thích. Nhưng dường như họ chỉ thích chỉ một vài loại rượu vang mà thôi.

Ông Griffiths nói rằng người ta không nhất thiết phải mua rượu vì hương vị của nó, như phần mở đầu của bài viết này minh họa đầy đủ, mà tên tuổi của rượu cũng là quan trọng.

"Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này."

Khoa trương, trình diễn

Những nhãn hiệu lớn là then chốt đối với khách hàng giàu có Trung Quốc, một phần vì thị trường này là mới mẻ.

Thị hiếu của người Trung Quốc có khả năng phát triển, như đã xảy ra ở nơi khác.

Donald Holdsworth nói rằng nếu ta nhìn vào thị trường Anh hồi những năm 1980, Rolls-Royce vốn từng là loại xe hơi ưa thích của giới trưởng giả, nhường bước cho các loại Bentley với đẳng cấp hạn chế hơn, và rồi ngày nay là thời điểm của các thương hiệu ít khoa trương hơn nữa là Audis và Mercedes.

Là một người yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua.

"Điều đó rất có thể sẽ xảy ra tại Trung Quốc, như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà người ta vẫn còn yêu thương các thương hiệu cao cấp, nhưng có thể ít khoa trương lộ liễu hơn một chút.

"Cho đến lúc đó, đây sẽ là một thị trường của sự trình diễn."

Trong lúc chờ đợi, những câu chuyện như các loại rượu vang hảo hạng được đổ lẫn lộn với nhau trong một chiếc bát pha rượu - hoặc trộn lẫn với các thức uống như 7-Up hay Coca-Cola, không nghi ngờ gì, sẽ còn tiếp tục lưu hành.

Nhưng, như Alun Griffiths nói: "Là một người sành và yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua.

"Trên hết, không có quy tắc gì ràng buộc người giàu cả."

(Theo bbc) 

  • Giá dầu cao: nỗi lo của Trung Quốc và Ấn Độ
  • Malaysia chi 20 tỷ USD xây liên hiệp lọc hóa dầu
  • Trung Quốc sẽ trở thành ứng cử viên cho vị trí đứng đầu IMF?
  • Nhiều nhân tố sẽ làm chậm tăng trưởng của Trung Quốc
  • “Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn quá thấp”
  • EU-Nhật Bản sẽ đàm phán sơ bộ FTA trong tháng này
  • Iraq: Mục tiêu nâng sản lượng dầu mỏ khó thành
  • Số lượng đơn hàng máy móc của Nhật tháng 3 bất ngờ tăng