Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đông Nam Á, "tầm ngắm" của nước Anh trong năm 2012?

Trong khi châu Âu vẫn còn u ám bởi khủng hoảng thị trường tài chính, kéo theo nhiều dịch vụ kinh doanh thương mại khác kém phát triển, điều này đã dẫn tới suy thoái kinh tế ngày càng trở nên trầm trọng hơn thì châu Á được xem như là thị trường tiềm năng mới, có khả năng tiếp ứng cho sự phục hồi của châu Âu.

 

 

Thật vậy, trong rất nhiều hội nghị, hội thảo và diễn đàn trong những năm gần đây, các nước phương Tây đều nhận thấy sự phát triển vượt bậc của những nước đang phát triển, đặc biệt là khu vực Đông Nam Am. Trong một bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague trong dịp cuối năm vừa qua đã đưa ra nhận định rằng: “Ngày nay, khái niệm về một phương Tây phát triển và phần còn lại của thế giới vẫn đang phát triển không còn phù hợp nữa. Nói một cách đơn giản, thế giới đã thay đổi và nước Anh cũng phải thay đổi để vai trò và ảnh hưởng của chúng ta trên trường quốc tế không tụt hậu. Điều then chốt là chúng ta phải tận dụng được các cơ hội mà mô hình quốc tế mới đang mang lại theo đó sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế đang tiến về các phía đông và nam. Chúng ta đang thực hiện việc này bằng việc chuyển hướng các hoạt động ngoại giao một cách tương ứng và bằng việc nỗ lực để thắt chặt hơn nữa quan hệ của chúng ta với các cường quốc mới nổi này. Chúng ta biết rằng những mối quan hệ này sẽ ngày càng có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy ký kết các thỏa thuận quan trọng trên trường quốc tế và thúc đẩy thương mại và đầu tư có lợi cho sự thịnh vượng của nước Anh.””

Ông nhấn mạnh rằng: “Khu vực Đông Nam Á là lý do điển hình cho cách tiếp cận này. Mười quốc gia thành viên của ASEAN, tổ chức chính trị khu vực của Đông Nam Á, có dân số lớn hơn EU hay Thế giới Ả rập, có nền kinh tế lớn hơn Ấn Độ và nhập khẩu hàng từ Anh nhiều hơn khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Khu vực này có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị với ảnh hưởng lớn lên các cường quốc láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là họ nên, và thực tế là đang là các đối tác quan trọng của Anh trong nhiều mặt, từ biến đổi khí hậu tới không phổ biến vũ khí. Sức mạnh kinh tế đáng kể cũng như tiềm năng to lớn trong tương lai của họ cũng rất quan trọng cho lợi ích của chúng ta. Mức tăng trưởng trung bình trong bốn năm tới của các thành viên ASEAN là khoảng 6% và các kế hoạch thành lập một cộng đồng kinh tế vào trước năm 2015 càng hứa hẹn thêm nhiều triển vọng. Chúng ta đã biết quá rõ từ trải nghiệm của chính mình từ Thị trường chung Châu Âu về các lợi ích mà một thị trường thống nhất có thể mang lại.”

“Do đó, khu vực này xứng đáng được các đối tác trên toàn cầu thực sự quan tâm.Nước Anh may mắn khi có thể khai thác từ nền tảng các quan hệ vốn có và chúng ta đang có các hoạt động thương mại và đầu tư trị giá hàng tỷ bảng với các quốc gia ASEAN; các doanh nghiệp lớn nhất của chúng ta trong các lĩnh vực tài chính, năng lượng, khoa học đời sống, thực phẩm và đồ uống đang dần tạo vị thế tại khu vực này và ngày càng có nhiều các hãng bán lẻ của chúng ta như Debenhams, Boots và Tesco đang trở thành quen thuộc với thị trường tiêu dùng, đặc biệt là ở Thái Lan.Hơn nữa, hàng năm có hơn 30.000 sinh viên từ các quốc gia này theo học tại Anh. Các sinh viên này thường trở về nước mình nắm giữ các vị trí quan trọng và có vai trò to lớn trong việc kết nối quan hệ với chúng ta.”

Năm ngoái, Anh đã ký một Quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam với phạm vi bao gồm các lĩnh vực thương mại, quan hệ chính trị, an ninh và phát triển.

Ông cho rằng, nước Anh ta cần đa dạng hóa các hoạt động của mình:“Mối quan hệ thương mại của chúng ta trong khu vực phát triển mạnh nhất với các đối tác trong Khối thịnh vượng chung, trong đó Singapore và Malaysia chiếm phần lớn giá trị thương mại song phương của chúng ta về hàng hóa. Trong khi tiếp tục tăng cường các mối quan hệ quan trọng này, chúng ta cũng nên tìm kiếm cơ hội ở Indonesia, Việt Nam và các nơi khác. Chúng ta cũng cần tiếp tục làm việc với các đối tác EU để đảm bảo Hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN sẽ mở cửa các thị trường và thúc đẩy thương mại. Và cuối cùng, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy đầu tư hai chiều. Anh giới thiệu cơ hội đầu tư rất tốt cho các quốc gia mới nổi. Các tổ chức quốc tế thường xuyên đánh giá Vương quốc Anh là nơi dễ nhất để làm kinh doanh ở châu Âu, với môi trường kinh doanh sôi động nhất lục địa và ít rào cản nhất trên thế giới đối với doanh nghiệp”.

Trong bài phát biểu của mình, ông đã bày tỏ quan điểm xây dựng mối quan hệ của Anh với các nước ASEAN bằng cách tìm sự chia sẻ về chuyên môn và kiến thức, thúc đẩy thương mại tự do và phát triển hơn và làm việc cùng nhau trong một loạt các lĩnh vực từ an ninh tới biến đổi khí hậu. Ông nói rằng: “Chúng ta sẽ tiếp tục hướng Đông để tìm kiếm các cơ hội vô cùng tiềm tàng mà sẽ thấy được ởkhu vực Đông Nam Á.”

Yến Anh // Tầm Nhìn

  • Chiến lược Châu Á của Trung Quốc sẽ đi về đâu?
  • Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,2% trong năm qua
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Hàng xa xỉ dần lên ngôi tại Bắc Triều Tiên
  • Trung Quốc bắt đầu nóng chuyện tàu xe Tết
  • Trung Quốc và VN: Những tương đồng từ bất ổn
  • Singapore tính giảm mạnh lương quan chức chính phủ
  • Ấn Độ: Cánh cửa để hàng Việt Nam vươn ra Nam Á