Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nghị cấp cao Trung Quốc - Nhật Bản – Hàn Quốc: Tạo dựng cộng đồng Đông Á

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Yukio Hatoyama (trái), Ngoại trưởng Katsuya Okada và Ngoại trưởng Dương Kiết Trì.

Hội nghị cấp cao giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ khai mạc ngày mai (10-10) tại Bắc Kinh đang được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm bởi diễn ra ngay sau khi Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa bế mạc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau 2 ngày nhóm họp (6 và 7-10).

Theo giới truyền thông, một trong những nội dung quan trọng được lãnh đạo 3 nước kể trên thảo luận là việc tạo dựng Cộng đồng Đông Á (EAC) vì sự hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực. EAC là sáng kiến của Thủ tướng Yukio Hatoyama khi ông chính thức đưa vấn đề này trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi 2 người tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc cuối tháng 9 vừa qua.

Tại buổi hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, quan hệ Trung - Nhật là một trong những cặp quan hệ song phương quan trọng nhất và mối quan hệ này đang đứng trước cơ hội quan trọng để phát triển lên tầm cao mới, với không gian rộng hơn. Trung Quốc muốn cùng Nhật Bản tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao, tăng cường sự tin cậy chính trị, đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại, điều phối trong các vấn đề khu vực và quốc tế, giải quyết ổn thỏa bất đồng, nhằm giữ vững đại cục hữu nghị trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng nhấn mạnh, Nhật Bản và Trung Quốc cần hiểu và vượt qua những bất đồng để xây dựng mối quan hệ tin cậy.

Cách đây không lâu (28-9), tại Thượng Hải, Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Kiết Trì và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan cũng đã nhất trí cam kết cùng làm việc để tạo lập EAC. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho rằng, Trung Quốc là một trong những nước ủng hộ và đề xướng thành lập EAC sớm nhất và các nước Đông Á phải không ngừng thúc đẩy việc hợp tác thiết thực trong lĩnh vực tài chính. Ngoại trưởng Katsuya Okada nhận định, sáng kiến EAC sẽ đưa thế kỷ 21 trở thành "Kỷ nguyên châu Á". Tuy nhiên, cho đến nay chi tiết của việc thành lập EAC vẫn chưa được tiết lộ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giới chuyên môn cho rằng, tuy Trung Quốc và Hàn Quốc đều hoan nghênh, nhưng mỗi nước đều có kế hoạch riêng khi ủng hộ sáng kiến của Nhật Bản. Hơn nữa, Trung Quốc không bị động trong tiến trình xây dựng EAC. Nhật Bản hy vọng Ấn Độ, Australia và New Zealand cũng gia nhập EAC. Còn Trung Quốc thiên về hướng ASEAN+3 (10 quốc gia thành viên ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc). Washington tỏ ra thận trọng vì kế hoạch thành lập EAC không có sự tham gia của Mỹ. Hơn nữa, EAC được coi là cực thứ ba của kinh tế thế giới, so với 2 cực khác là Mỹ và Liên minh châu Âu.

Dư luận cho rằng, nếu EAC và một đồng tiền chung tại khu vực này trở thành hiện thực, một liên minh giống Liên minh châu Âu có thể làm thay đổi toàn bộ mối quan hệ về kinh tế và chính trị trong khu vực. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, nên việc Trung Quốc và Nhật Bản liên kết với nhau sẽ khiến Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác phải quan tâm. GDP của Nhật Bản và Trung Quốc trong năm 2008 gần bằng Mỹ và họ là 2 nước xuất khẩu lớn của thế giới và nếu họ liên minh sẽ tạo thêm dòng chảy thương mại mới trong khu vực

(Theo Bao BinhDuong)

  • Malaysia phấn đấu tăng GDP 5,5% mỗi năm
  • Nhu cầu tiêu dùng ở Trung Quốc tăng vọt
  • Tổng thống Indonesia đối mặt với thách thức tăng trưởng kinh kế
  • Trung Quốc sơ tán dân để tránh nhiễm độc chì
  • Con đường tương lai của Cộng đồng Đông Á
  • Nhiều cam kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN 15
  • Manila chuẩn bị đón bão Mirinae
  • Bão Mirinae tấn công Philippines