AP ngày 30-12 nhận định một thỏa thuận như vậy có tầm quan trọng lớn bởi vì Tehran dường như sắp hết loại nguyên liệu cần cho chương trình làm giàu uranium này. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao cho rằng đánh giá này khiến cộng đồng quốc tế lo lắng hơn về các hoạt động hạt nhân của Iran.
Ông Irwin Cotler, cựu bộ trưởng tư pháp Canada, đệ trình kiến nghị và kế hoạch
trừng phạt Iran ngày 30-12 tại một cuộc họp báo ở Jerusalem (Israel). Ảnh: AP
Bất chấp lệnh trừng phạt?
Bản báo cáo tình báo nêu trên cho biết thỏa thuận giữa Iran và Kazakhstan có thể được thực hiện trong vòng vài tuần nữa. Theo đó, Tehran sẽ trả 450 triệu USD cho chuyến hàng này. Báo cáo này nêu cụ thể: “Giá mua bán đó là cao bởi vì bản chất bí mật của thỏa thuận và do Iran cam kết giữ bí mật các cơ sở cung cấp nguyên liệu này”.
Đồng thời, một viên chức thảo ra báo cáo này cho biết cụm từ “các cơ sở” ám chỉ các nhân viên nhà nước tự hành động một mình, không được phép của Chính phủ Kazakhstan. Tuy nhiên, các giới chức về hạt nhân của Iran không trả lời về vấn đề này.
Iran hiện đang chịu sự tác động của ba lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) vì đã từ chối ngưng chương trình làm giàu uranium và các hoạt động có liên quan. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm nhập khẩu một khối lượng lớn uranium như vậy đều vi phạm các lệnh trừng phạt của LHQ, theo đó cấm xuất khẩu đến Iran tất cả mọi món hàng liên quan, như nguyên liệu, thiết bị, hàng hóa và công nghệ có thể góp phần vào hoạt động làm giàu uranium của Tehran.
Người bảo có, kẻ bảo không
Một viên chức cao cấp của Mỹ (giấu tên) cho biết Washington đã biết về báo cáo tình báo kể trên. Ông này quả quyết: “Kazakhstan và nhiều đối tác của chúng tôi đã cam kết về hạn chế phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhất là trong mấy năm qua”. Ngoài ra, ông Ian Kelly, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nhấn mạnh việc vận chuyển uranium đến Iran là sự vi phạm rõ ràng lệnh trừng phạt của LHQ.
Trong khi đó, ngày 30-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Kazakhstan Yerzhan Ashikbayev phủ nhận thông tin trên. Đồng thời, ông nói rằng đất nước ông hoàn toàn tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế. Ông quả quyết: “Tất cả mọi hoạt động của Kazakhstan trong lĩnh vực uranium từ trước đến nay đều nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)”. Thêm vào đó, người phát ngôn của Kazatomprom, công ty uranium của nhà nước Kazakhstan, cũng bác bỏ lời quả quyết về hợp đồng giữa Iran và Kazakhstan.
Ở New York, cố vấn của ông Michel Kafando, đại sứ Burkina Faso tại LHQ, đồng chủ tịch Ủy ban Trừng phạt Iran của Hội đồng Bảo an LHQ, khẳng định không một nước thành viên nào của LHQ báo cho ủy ban này biết về bất kỳ thông tin nào như vậy. Ông nói: “Chúng tôi không có thông tin chính thức có liên quan đến sự trao đổi như thế giữa hai quốc gia này. Tôi không có bất cứ bằng chứng nào cả”.
Ngoài ra, một viên chức cao cấp của LHQ (giấu tên) nói rằng IAEA biết về sự đánh giá trên nhưng chưa thể rút ra kết luận.
(Theo nld.com.vn)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com