Một kỹ thuật viên Iran tại cơ sở chuyển hóa urani. (Ảnh: Internet)
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran tuyên bố Tehran sẽ tiến hành làm giàu urani cấp độ tới 20% nếu cuộc đàm phán với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cùng các nước Nga, Pháp và Mỹ hôm nay (19/10) thất bại.
Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA dẫn lời người phát ngôn của cơ quan trên, ông Ali Shirzadian tuyên bố: "Nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả mong muốn, Iran sẽ bắt đầu tiến hành làm giàu urani ở cấp độ 20% để sử dụng cho lò phản ứng ở Tehran".
Các quan chức Iran, Nga, Pháp, Mỹ và IAEA sẽ bắt đầu nhóm họp tại Vienna vào 13 giờ GMT hôm nay để thảo luận về kế hoạch đưa urani làm giàu cấp độ thấp của Iran sang một nước thứ ba làm giàu ở cấp độ 20% cung cấp cho lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu ở Tehran.
Theo ông Shirzadian, Iran nhất trí đưa urani ra nước ngoài làm giàu vì nước này chỉ cần từ 150-300kg nhiên liệu cho lò phản ứng này và sẽ "không kinh tế" nếu tự sản xuất số nhiên liệu này trong nước.
Tuy nhiên, ông Shirzadian khẳng định Iran sẽ không từ bỏ quyền làm giàu urani kể cả khi nhận được nhiên liệu hạt nhân từ nước ngoài để sử dụng cho lò phản ứng hạt nhân ở Tehran.
Ông cũng nhấn mạnh thỏa thuận này là một thử thách để các cường quốc phương Tây chứng tỏ sự thành thật trong các cam kết của họ.
Cuộc hội đàm tại Vienna được xem là thiết yếu để giải quyết bế tắc kéo dài xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran.
Giới ngoại giao cho rằng việc đưa urani của Iran ra nước ngoài làm giàu ở cấp độ cao hơn là kế hoạch "thuận cả đôi đường", theo đó Iran sẽ có được nhiên liệu cần thiết, trong khi phương Tây bớt lo ngại Iran làm giàu urani để chế tạo bom./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ của Indonesia, Kusmayanto Kadiman cho biết nước này sẽ triển khai máy bay do thám không người lái mang tên "Puna" để hỗ trợ nhiệm vụ quốc phòng, giám sát hoạt động của các phần tử khủng bố và cực đoan.
Giới chức Hàn Quốc ngày 18/10 cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét cung cấp viện trợ ở mức hạn chế cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và loại trừ khả năng viện trợ quy mô lớn như các chính phủ tiền nhiệm từng cung cấp.
Ngày 21/10, trong buổi tiếp cựu Thủ tướng Thái Lan Chavalid Yongchaiyudh đang ở thăm Campuchia với tư cách cá nhân, Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen cho rằng vấn đề tranh chấp biên giới hai nước sát khu vực ngôi đền cổ Preah Vihear nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Ngày 21/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada cho biết ông đã chỉ thị Bộ Ngoại giao xem xét thúc đẩy một đạo luật tạo thuận lợi hơn cho việc điều động binh sĩ tham gia các chiến dịch do Liên hợp quốc đứng đầu để hỗ trợ các hoạt động tái thiết ở nước ngoài.
Tầng lớp siêu giàu ở Trung Quốc thể hiện sự “miễn nhiễm” với khủng hoảng khi tăng mạnh cả về số lượng lẫn giá trị tài sản. Trung Quốc hiện là nước có số tỷ phú (tính theo USD) nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Sáng 22-9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã công bố ADOU 2009. Báo cáo khẳng định, do những chính sách phản ứng nhanh và mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, ADOU 2009 đã phải điều chỉnh tăng trưởng GDP từ 4,5% tháng 3 vừa qua lên mức 4,7% và giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 6,5% cho năm 2010.
Hội nghị cấp cao giữa Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ khai mạc ngày mai (10-10) tại Bắc Kinh đang được dư luận trong và ngoài khu vực quan tâm bởi diễn ra ngay sau khi Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa bế mạc tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau 2 ngày nhóm họp (6 và 7-10).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.