Song thâm hụt ngân sách và áp lực lạm phát là những vấn đề đáng quan tâm của nền kinh tế Việt Nam Kinh tế châu Á hồi phục mạnh, song không nên thỏa mãn Tiến sĩ Jong-Wha Lee, Trưởng ban Kinh tế của ADB nhận định: "Mặc dù trong điều kiện môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, nhưng các nước đang phát triển ở châu Á vẫn vươn lên dẫn đầu trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng". Theo dự báo của ADB, tăng trưởng GDP của các nước châu Á sẽ đạt 3,9%, tăng hơn so với mức 3,4% được dự báo trong báo cáo hồi tháng 3 vừa qua. Năm 2010, tăng trưởng của khu vực này có thể lên tới 6,4%. Trong đó sự tăng trưởng mạnh mẽ từ hai khu vực Đông Á và Nam Á là cơ sở cho những triển vọng tăng trưởng tốt như vậy. Theo phân tích của ADB, chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ của chính phủ và ngân hàng trung ương các nước cùng với sự phát triển lành mạnh của các hệ thống tài chính có được từ trước khi xảy ra khủng hoảng toàn cầu; sự phục hồi nhanh của các nền kinh tế lớn và ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu trong khu vực là những nhân tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á. Song ADB cho rằng, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á không nên thỏa mãn với triển vọng kinh tế hiện nay, bởi sự sụt giảm kinh tế toàn cầu kéo dài hoặc việc chấm dứt vội vàng các gói kích thích kinh tế có thể làm chậm tiến trình phục hồi của khu vực. Theo ADB, các nước cần mở rộng quy mô và cơ cấu thương mại; đẩy mạnh liên kết các nền kinh tế trong khu vực... Việt Nam đã ứng phó rất tốt với khủng hoảng ADOU 2009 nhấn mạnh, Việt Nam đã ứng phó rất tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ Chính phủ đã thực hiện tốt các chính sách mở rộng tài khóa và tiền tệ thúc đẩy tiêu dùng. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt mức 4,7%, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á sau Lào (5,5%). Ông A-y-u-mi Kô-ni-si, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao việc các cơ quan chức năng về tiền tệ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, và giảm những kỳ vọng về phá giá. Chúng tôi cho rằng, Chính phủ Việt Nam thấy rõ những nguy cơ đang gia tăng. Vì thế khi xây dựng các dự báo cho năm 2009 và 2010, báo cáo của ADB đã giả định, Ngân hàng Nhà nước sẽ bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ cho đến cuối năm nay; và Chính phủ sẽ không áp dụng các biện pháp kích thích tài khóa cho phần còn lại của năm 2009 và 2010". Ông Kô-ni-si cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dường như đã thoát đáy nguy hiểm trong nửa đầu năm 2009; song khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế bắt đầu, những quan ngại cũng dần gia tăng do sức ép lạm phát xuất hiện trở lại vì giá tiêu dùng thế giới tăng vọt và mức tăng nhanh của cung tiền. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững Trả lời câu hỏi của phóng viên cho biết, lý do ADB vừa thông qua khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam, ông Kô-ni-si khẳng định, đây không phải là khoản tiền để Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai. Khoản vay này chỉ giúp Chính phủ Việt Nam huy động thêm tài chính để bù đắp cho khoản thâm hụt tài chính trong năm nay. Ông Kô-ni-si mong rằng, Chính phủ Việt Nam cần cố gắng giữ cân bằng giữa việc thúc đẩy phát triển thông qua các biện pháp kích cầu và giám sát sự ổn định kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, báo cáo đưa ra một loạt khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam như duy trì cân bằng giữa kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn thông qua các biện pháp kích cầu với việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Việt Nam cần tránh thực hiện thêm các biện pháp kích thích tài chính mà chưa đánh giá kỹ các tác động trung hạn của những biện pháp đã được thực hiện; hạn chế tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trên thị trường chính thức; các ngân hàng sẵn sàng đối phó khi khả năng tỷ lệ nợ khó đòi tăng lên sau khi chính sách hỗ trợ lãi suất kết thúc. Đặc biệt ADB mong rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cho tới cuối năm nay và hướng tới chính sách tiền tệ nới lỏng hơn trong năm 2010 để bảo vệ đồng tiền Việt Nam và giải quyết các sức ép về lạm phát.(Ảnh minh họa)
(Theo BinhDuong online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com