Thành phố Kesennuma bị phá hủy hoàn toàn sau động đất, sóng thần. (Nguồn: Getty Images)
Nhật Bản sẽ mất ít nhất 5 năm để tái thiết các khu vực bị trận siêu động đất kèm sóng thần hôm 11/3 tàn phá, do phải cân đối nhu cầu xây dựng lại nhà ở, đường sá và lưới điện với kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống đỡ được với thiên tai.
Theo các chuyên gia, là thị trường xây dựng lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản có đủ các nguồn lực, kỹ năng và sự gắn kết xã hội để tái thiết nhanh các khu vực bị tàn phá, nhưng thảm họa vừa qua sẽ làm Chính phủ suy tính cẩn trọng hơn về quy hoạch và bảo vệ đô thị.
Ông Abhas Jha, người đứng đầu Vụ Quản lý rủi ro thiên tai khu vực Đông Á thuộc Ngân hàng Thế giới nói: "Việc tái thiết sau trận động đất Kobe năm 1995 mất chưa tới 5 năm, nhưng tôi dự đoán việc tái thiết lần này sẽ kéo dài 5 năm."
Nền kinh tế Nhật lớn thứ ba thế giới - hiện đang "gánh" khoản nợ lớn gấp hai lần GDP trị giá 5.000 tỷ USD - sẽ phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng, từ đường sá, đường tàu đến nhà máy điện và cảng biển, tại các tỉnh bị ảnh hưởng của động đất với quy mô lớn nhất từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Theo Giáo sư David Alexander, chuyên gia về quản lý thiên tại thuộc Trường đại học Florence, trước mắt Nhật Bản cần phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người dân từ điều kiện vệ sinh cho tới nguồn cung điện ổn định, còn việc hoạch định lâu dài sẽ mất thời gian hơn.
Theo ước tính ban đầu của Credit Suisse và Barclays, Nhật Bản sẽ phải chi ít nhất 180 tỷ USD, tương đương 3% GDP hàng năm của nước này, để phục hồi và tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của trận đại địa chấn vừa qua. Tuy nhiên, ông Jha tỏ ý thận trọng khi nói rằng con số đưa ra ban đầu thường được điều chỉnh sau đó.
Hãng Standard & Poor's nhận định Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ chính cho tiến trình tái thiết, nhưng chính quyền các địa phương cũng cần góp sức bằng cách tự phát hành trái phiếu.
Việc tái thiết sẽ thúc đẩy ngành xây dựng Nhật Bản đang đối mặt với tương lai u ám do tình trạng dân số sụt giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại và nợ công cao cản trở đầu tư vào các dự án hạ tầng chủ chốt trong tương lai. Các tập đoàn xây dựng lớn như Kajima Corp và Taisei Corp sẽ có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật cần thận trọng không để các khu vực vừa bị tàn phá quá lệ thuộc vào ngành xây dựng để phục hồi./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Nhiều nhà máy thuộc các ngành công nghiệp quan trọng như ô tô, hóa dầu, hạt nhân và chất bán dẫn tại khu vực đông bắc Nhật Bản đều bị tác động mạnh bởi trận động đất 9 độ richter ngày 11-3 và sóng thần sau đó.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết kiềm chế tỉ lệ lạm phát dưới 4% trong năm nay. Tuy nhiên, ông Ôn cho hay, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn với Bắc Kinh. “Lạm phát như một con hổ, một khi đã sổng chuồng thì rất khó bắt trở lại”, Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. "Chính phủ tin tưởng rằng, chúng ta có thể kiềm chế được lạm phát”.
Chính phủ Nhật Bản vừa cho biết, thiệt hại do trận động đất và sóng thần gây ra ở miền đông bắc nước này có thể lên tới 309 tỷ USD. Đây là thảm họa thiên nhiên có mức tổn thất lớn nhất từ trước tới nay trên thế giới.
Sáng sớm 23/3, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, nồng độ phóng xạ vượt giới hạn cho phép đã được phát hiện trong sữa tươi chưa xử lý và 11 loại rau củ, trong đó có bông cải xanh và cải bắp tại các khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Sức ép lạm phát ở châu Á hiện nay lớn hơn các khu vực khác bởi tăng trưởng của châu lục này đã vượt xa Mỹ và châu Âu. Lạm phát tại đây đang de dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.