Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật Bản và nền ngoại giao…phim hoạt hình

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, người ta từng được biết đến văn hoá ngoại giao âm nhạc, ẩm thực, gấu trúc, bóng chuyền….Lãnh đạo các quốc gia luôn cố gắng sử dụng các nét văn hoá độc đáo của đất nước mình để gây thiện cảm với khách quốc tế. Vì thế, không có gì khó hiểu khi một nhân vật phim hoạt hình yêu thích của thiếu nhi cũng trở thành một công cụ ngoại giao.

 

Các nhân vật trong bộ truyện tranh và hoạt hình Doremon


Bằng chứng là trong cuộc gặp mới đây giữa Thủ tướng Nhật Taro Aso và Tổng thống Nga D. Medvedev bên lề Hội nghị APEC tại Peru, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tặng con trai của Tổng thống Nga một mô hình bay của chú rô bốt Doremon, được điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Ngay lập tức, các nhà làm phim hoạt hình Nhật Bản bắt tay vào thực hiện ý tưởng sản xuất một bộ phim hoạt hình “liên doanh” với hai nhân vật chính là chú rô bốt Doremon nổi tiếng của Nhật và chú mèo Dorofej của ông chủ điện Kremlin D. Medvedev. Báo chí sở tại đánh giá rằng nếu dự án này được thực hiện thành công thì đây sẽ là bước đi văn hoá quan trọng giúp Matxcova và Tokyo xích lại gần nhau hơn nữa.
 

Chú mèo Dorofej của Tổng thống Nga D. Medvedev


Ylia, người con trai mới 12 tuổi của ông rất đam mê truyện tranh Nhật. Sở thích này của con trai Tổng thống Nga đã được các nhà ngoại giao Nhật nắm bắt từ khi chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại đảo Hokaido hồi mùa hè năm nay. Khi đó các nhà lãnh đạo Nhật đã chuyển cho cậu con trai Tổng thống D. Medvedev một chú thú bông Doremon qua phu nhân ông, bà Svetlana Medvedeva. Đương kim đệ nhất phu nhân Nga đã rất ngạc nhiên và chính bà đã nêu ý tưởng sản xuất bộ phim hoạt hình nói trên. Ý tưởng này còn được đích thân phu nhân Svetlana nhắc lại trong buổi gặp gỡ với Đại sứ quán Nhật tại Matxcova hồi tháng 9 vừa qua.
 

Nhân vật phim hoạt hình nổi tiếng này còn trở thành công cụ ngoại giao khi tháng 3 năm nay, Bộ Ngoại giao Nhật chính thức “bổ nhiệm” chú Doremon làm Đại sứ thiện chí của Nhật. Hình ảnh nhân vật hoạt hình này được bảo hộ bản quyền trên khắp thế giới và được sử dụng một cách tích cực trong các chiến dịch phổ biến văn hoá Nhật tại nước ngoài.

Về phía người dân Nhật, đương nhiên là họ rất vui khi các nhà lãnh đạo nước ngoài biết và quan tâm tới nền văn hoá độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Còn các nhà lãnh đạo Nhật, có thể nói họ là một trong số ít chính trị gia cao cấp thành công trong việc “xuất khẩu” nền văn hoá dân tộc ra nước ngoài.
 

 Thủ tướng Nga V. Putin


Trước đó dư luận quốc tế từng được biết cựu Tổng thống Pháp Chirac là “fan” hâm mộ cuồng nhiệt của môn võ sumo. Cũng chính bởi tình yêu đặc biệt này nên mặc dù đã rời khỏi chính trường, ông Chirac vẫn không ít lần được báo chí Nhật đề cập tới. Còn với cựu nhà lãnh đạo Nga V. Putin, từ lâu ông đã nổi tiếng khắp thế giới vì là môn đệ xuất sắc của môn võ Judo, là một trong những người nước ngoài hiếm hoi được đeo đai đen và từng đánh bại chính thày dạy của mình. Riêng võ sư người Nhật của V. Putin được chính phủ Nhật tặng huân chương Mặt trời mọc vì những thành tích xuất sắc trong việc phổ biến bản sắc văn hoá đất nước trà đạo.

(Theo báo điện tử Lanhdao.net)

  • Trung Quốc có thể phải nhượng bộ Mỹ
  • Trung Quốc “đáp trả” tuyên bố của Obama về thương mại
  • G.Soros: Trung Quốc là động lực cho hồi phục kinh tế toàn cầu
  • Vì sao Indonesia đòi xét lại ACFTA?
  • Các nền kinh tế mới nổi châu Á trỗi dậy nhanh
  • “Trung Quốc” - Mối đe dọa nhắm vào Boeing và Airbus
  • Châu Á trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới
  • Trung Quốc, Mông Cổ chịu giá lạnh bất thường