Xì căng đan đủ loại, tham nhũng lan tràn, xã hội Trung Quốc đang mất phương hướng. Trước tình hình đó, nhiều người tìm cách khôi phục lại ảnh hưởng của Khổng Tử.Đạo đức ư? Không biết Sự lập lờ đánh lận con đen giữa tình cảm và công lý trong vụ Dao Gia Tân chỉ là bằng chứng mới nhất cho thấy đạo đức xã hội Trung Quốc đã xuống cấp đến mức nào. Một thí dụ khác: hôm 1/4 vừa qua, một du học sinh Trung Quốc ở Nhật đã dùng dao đâm mẹ ruột 9 nhát ngay tại sân bay Thượng Hải chỉ vì bất đồng ý kiến liên quan đến việc chi trả học phí. Bị lừa - chuyện thường "Trong các lò mổ, mặt đất đầy rẫy rác rưởi, nước thải chảy ngay giữa sàn. Người ta đem thuốc muối tẩm vào thịt để khử mùi ôi. Chuột chết đem xay làm xúc xích. Nước đã rửa tay đem dùng làm chất kết dính. Công nhân đi ra đi vô cứ thế là dẫm vào thịt, khạc nhổ bừa bãi làm lan tràn trực khuẩn lao…". Đoạn văn này được viết cách đây 100 năm, trích trong tiểu thuyết "Rừng rú" nổi tiếng của văn hào Mỹ Upton Sinclair, mô tả các lò mổ ở Chicago đầu thế kỷ XX. Nghe nói nhờ tác phẩm này mà chính quyền Mỹ đã siết chặt các quy định về an toàn thực phẩm. Thế nhưng, 100 năm sau, những cảnh khủng khiếp như thế này không còn xa lạ gì với chúng ta, xảy ra ngay cạnh nhà ta. Ai cũng biết và cũng cam tâm chấp nhận. Sau khi nhà máy sản xuất sữa nhiễm melamine Sanlu bị đóng cửa (2008), lại đến vụ "sữa da" (sữa trộn các hóa chất sử dụng trong công nghiệp da), rồi vụ bánh bao nhuộm phẩm màu độc hại làm nóng các trang báo. Sau khi phẩm đỏ Soudan bị cấm thì lại đến các sản phẩm chống dị hóa được đem vào sử dụng. Sau vụ lợn "thể hình" bị phanh phui ở tỉnh Hà Nam lại đến vụ lợn "nhồi" ở Trùng Khánh. Sau khi công nhân bị bóc lột tại các xưởng gạch Thiểm Tây được giải cứu (2007), lại đến vụ "nữ công nhân nô lệ" được phát giác ở An Huy và Tân Cương. Theo người dẫn chương trình nổi tiếng Bách Nghiêm Tùng, rõ ràng ai cũng hiểu có một "giới hạn đạo đức tối thiểu" không thể vượt qua. Nhưng liệu có phải giới hạn này càng ngày càng lùi thấp hơn và chỉ còn được một số ít người tôn trọng? Khi các tiền đề ít được áp dụng đến nỗi được nâng lên tầm lý tưởng, đương nhiên những đòi hỏi tối thiểu sẽ ngày càng tụt xuống thấp hơn. Trong quy hoạch đô thị, nếu cây Chi Trôm (loài cây quý đang có nguy cơ tuyệt chủng) mà không bị đốn hạ thì đã đáng hoan nghênh nhiệt liệt lắm thay. Nếu các bậc cha mẹ có thể thấy con mình lớn lên trong một môi trường an toàn mà không suốt ngày phải canh chừng bọn bắt cóc trẻ con thì cũng đã là hạnh phúc lắm rồi! Tham nhũng cũng không phải không thể tha thứ: công chức nào không nhận hối lộ quá nhiều hoặc nhận hối lộ nhưng vẫn không quên bổn phận với dân là đã xứng đáng nhận danh hiệu "công chức liêm khiết" của địa phương, thậm chí là được làm nhân vật chính trong một clip video do dân "tự chế" để ca ngợi mình… Đầu năm 2010, cuốn "Nhật ký tình trường" của một quan chức thuộc Cục quản lý thuốc lá tỉnh Quảng Tây được xuất bản, gây tiếng vang trong dư luận. Blogger nổi tiếng Han Han thậm chí còn viết hẳn một bài "nhiệt liệt ủng hộ" tác giả cuốn sách. Blogger này kể ra 9 yếu tố chứng tỏ "Hán Phong là một cán bộ tốt của Đảng", trong đó đặc biệt nhắc lại: "Món quà đắt nhất Hán Phong đã tặng cho các người tình của mình là một chiếc điện thoại di động và một máy nghe MP4, trong khi các cán bộ khác toàn mua cho người đẹp căn hộ hay xe hơi… Ở nơi công cộng, người ta thấy vị này kiên nhẫn xếp hàng hai giờ đồng hồ liền để mua một chiếc thẻ điện thoại…". Rất nhiều cư dân mạng hưởng ứng những nhận xét châm chọc của Han Han và công nhận rằng bắt lỗi một vị cán bộ như thế này cũng khó chẳng khác gì việc mò kim đáy bể. Biết bao nhiêu điều tương tự mà chúng ta đã cực lực lên án nhưng cuối cùng vẫn ít nhiều được mặc nhiên chấp nhận. Xu hướng này thật đáng lo ngại. Trong một xã hội được đặt dưới luật của kẻ mạnh, việc làm giàu bằng mọi giá gần như đã trở thành mục tiêu chung của tất cả mọi người. Trong bối cảnh ấy, việc đạo đức xuống cấp là điều phổ biến ở mọi ngành nghề trong xã hội Trung Quốc. Nếu có xì căng đan về thực phẩm, thì cũng có những thầy thuốc, ngày xưa được tôn kính như những vị thánh, nay cũng coi việc nhận hoa hồng như một quy tắc hiển nhiên. Nhà buôn bắt chẹt khách hàng trên diện rộng. Nhiều giáo sư đại học nổi tiếng không che giấu quyết tâm thực hiện khát vọng nhờ tiền. Báo chí bịa tin đủ kiểu. Các nhà khoa học dùng lợi nhuận chặn họng lương tâm, tay trái nhận tiền tài trợ nghiên cứu của Nhà nước, tay phải tiêu ngay số tiền ấy cho doanh nghiệp tư nhân do mình làm tổng giám đốc kiêm chủ tịch… Khi tất cả mọi người đều hành động như kẻ phá hoại văn vật, xã hội bị thương tích nghiêm trọng và giới hạn đạo đức lùi dần. Khi bạo lực trở thành cơm bữa Kiếm tiền một cách vừa phải, sống tuân theo những giới hạn đạo đức rõ ràng, cái gì cũng có chừng mực - đó là lời kêu gọi tâm huyết của Trương Quan Linh, nữ MC truyền hình quốc gia Trung Quốc. Vấn đề là làm được thế đâu có dễ. Mỗi người tự đặt cho mình những giới hạn khác nhau. Nếu người để mình bị cuốn vào dòng nước đục chỉ làm tổn hại đôi chút đến thuần phong mỹ tục thì kẻ vô cớ giết người qua đường hay hạ sát ai đó vì mục đích nào đó coi như đã vứt bỏ hết những gì gọi là giới hạn đạo đức. Cho nên, một sinh viên không mang thẻ căn cước có thể bị đánh đến chết; một người bán dạo trên phố có thể mất mạng vì bị cảnh sát hành hung; tổng giám đốc có thể bị chủ tịch hạ sát; các tỷ phú có thể thuê sát thủ loại bỏ kẻ thù của mình… Nếu bạn lên mạng, chỉ cần gõ dòng chữ "thuê sát thủ", ngay lập tức bạn sẽ nhận ngay được 180.000 câu trả lời! Giới nghiên cứu cũng như báo chí lên tiếng cảnh báo xã hội Trung Quốc đang trượt theo vòng xoáy mafia. Khi mọi giới hạn đạo đức của xã hội đều bị vượt qua và không còn ai tin vào ai nữa, sự thâm nhập lẫn nhau giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức mafia cuối cùng dẫn tới một trật tự xã hội bất bình thường, nơi bạo lực trở thành cơ chế chính để duy trì sự vận hành xã hội. Điều đó liệu có xảy ra? Trong nền hành chính, các yêu cầu tối thiểu đối với công chức đang thay đổi. Một quan chức tỉnh Giang Tây, bị nghi là đã cưỡng chế thô bạo của dân, đã viết hẳn một bức thư cho giới truyền thông, khẳng định như đinh đóng cột: "Không có cưỡng chế thì không có nước Trung Quốc mới!". Để đạt được mục đích tiết kiệm năng lượng và giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiều lãnh đạo địa phương tiến hành cắt điện mà không thèm lo dân mình chết rét giữa mùa đông giá buốt. Công dân nào dám lên kiện ở cấp trên có thể bị tống ngay vào trại tâm thần; các vị thẩm phán trẻ tuổi có thể đột nhiên "tự tử" ở trong trại giam hay chết chỉ vì uống nước lọc. Khi bị dân làng tố cáo tham nhũng, một vị bí thư chi bộ làng ở tỉnh Thiểm Tây không ngần ngại bật lại: "Làm công chức làm quái gì nếu không nhận hối lộ?". Sự hỗn hào có tính hay lây và các quan chức hành động chẳng chút liêm sỉ. Chúng ta cùng thử xem một thông điệp do một cựu bí thư thành ủy thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, đăng tải trên Internet khi ông này đang bị điều tra: "Nếu tôi là một công chức sâu mọt, thì có nghĩa là mọi công chức cũng thế. Sao chỉ mỗi mình tôi bị phạt? Nếu muốn, tôi có thể nói liền 3 ngày 3 đêm làm cho cả cái chính quyền Mậu Danh này rối tung rối mù lên. Ai chả biết ở Trung Quốc này, công chức sâu mọt này đưa công chức sâu mọt kia lên. Đấu tranh chống tham nhũng cũng là họ! Trong số các quan chức ngang tầm với tôi, liệu có ai không tố cáo nổi 100 vị khác? Tôi hoàn toàn chỉ ở mức trung bình thôi!". Một xã hội khó sống Nhận lỗi không khó. Nhưng làm thay đổi cách nhận thức của công chức thì lại là việc khác. Khi nhân viên nhà nước không có mục đích nào khác ngoài việc nhận hối lộ, thì chớ có ngạc nhiên khi thấy anh ta cai trị một cách phi lý, không chút lương tâm hay đắn đo và hoàn toàn coi thường pháp luật. Soạn ra luật pháp thì dễ, xây dựng đạo đức cộng đồng mới khó. Tháng 1/2011, tại tỉnh Quảng Đông, nhân một buổi họp Quốc hội và Hội đồng hiệp thương nhân dân Trung Hoa, 9 đại biểu quốc hội cùng đề nghị đặt tượng Khổng Tử tại quảng trường Hoa Thành, trên trục chính của thành phố Quảng Châu. Họ cho rằng việc này sẽ giúp nhân dân ý thức hơn về các giới hạn đạo đức không được phép vượt qua. Liệu việc đặt tượng có đủ để cứu đạo đức xã hội khỏi suy đồi? Người tử tế biết rõ nên làm gì và không được làm gì; đó chính là các giới hạn không được phép vượt qua. Giới hạn đạo đức không được vượt qua là gì? Nếu vượt qua thì sẽ phải trả giá như thế nào? Theo nhà nghiên cứu Giang Thanh, chuyên gia về Khổng Tử,"giới hạn đạo đức không có giá trị gì lớn lắm. Tất nhiên, một xã hội không có giới hạn đạo đức thì không thể phát triển lành mạnh, nhưng một xã hội chỉ được lãnh đạo bởi pháp luật (Nhà nước pháp quyền) và không có các quy tắc đạo đức sẽ là một xã hội gồm toàn những người ti tiện mỗi khi làm gì cũng phải cân nhắc thiệt hơn, một xã hội khó sống!". Nếu thực sự phải sống trong một xã hội như vậy, liệu chúng ta có thể sống sót nổi với những vết thương của mình? Phương Hương Hoa (dịch từ Courrier International) //Theo VietNamNet
Khi một tai nạn giao thông bình thường dẫn đến giết người, thì vụ việc đó gây tiếng vang còn lớn hơn sự dã man của kẻ thủ ác đã không ngần ngại đâm nạn nhân của mình đến 8 nhát. Lý do "giết người vì quá bức xúc" được nêu ra mà không đếm xỉa gì đến luật pháp và thái độ ủng hộ của một số người bạn kẻ giết người làm công luận không khỏi giật mình. (Tháng 10/2010, Dao Gia Tân, một sinh viên 21 tuổi, đã giết chết một nữ nông dân đi xe đạp vừa bị xe ô tô Chevrolet của mình tông ngã. Tên này sau đó bị kết án tử hình và hành quyết tháng 6/2011).Sau khi tông ngã một nữ nông dân đi xe đạp, lái xe - sinh viên Dao Gia Tân đã giết chết cô. Dao Gia Tân đã bị kết án tử hình. Ảnh: whatsonxiamen Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, năm 2010, các tòa án Trung Quốc đã xét xử 23.441 vụ tham nhũng, kết án 24.406 người, trong đó 5.972 người chịu mức án trên 5 năm tù giam, tăng lần lượt 6,8%, 9,4% và 11,6% so với 2009.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com