Theo các công ty cung ứng lao động, để thuê được một giúp việc gia đình hiện nay tại Malaysia, mỗi chủ lao động phải chi tới 8.000 ringgit (2.667 USD) phí dịch vụ ban đầu, đó là chưa kể lương hàng tháng phải trả cho lao động.
Phản ứng trước thông báo Malaysia sẽ ký Giác thư ghi nhớ (MOU) về tuyển dụng lao động giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới, nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn đã lên tiếng đòi chính phủ nước này phải xem xét việc cho phép tuyển dụng lao động giúp việc gia đình từ nhiều nước khác nhau do chi phi thuê đối tượng lao động này đang ngày càng đắt.
Chủ tịch Hiệp hội thương gia những người Mãlai gốc Ấn P. Sivakumar đề nghị chính phủ phải cho phép thuê giúp việc gia đình đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar và Sri Lanka.
Ông nói: "Chúng tôi không thể chỉ phụ thuộc vào các nước như Indonesia và Campuchia vì hiện nay mức phí dịch vụ thuê được một giúp việc nhà là quá cao."
Ông Sivakumar bày tỏ lo ngại rằng do chi phí sinh hoạt tại Malaysia ngày càng đắt đỏ nên các cặp vợ chồng phải nỗ lực làm việc, do vậy giúp việc gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cái họ.
Nếu như phải mất quá nhiều tiền để thuê một giúp việc gia đình, nhiều phụ nữ sẽ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái, như vậy Malaysia sẽ mất đi những người có năng lực có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo ông Sivakumar, các vấn đề ngôn ngữ hay văn hóa đối với các giúp việc gia đình đến từ các nước châu Á khác có thể khắc phục được bằng cách các chủ lao động trực tiếp huấn luyện họ thông qua công việc hàng ngày.
Malaysia nên học hỏi Singapore khi nước này không bao giờ bị khủng hoảng thiếu giúp việc gia đình vì họ không chỉ phụ thuộc vào một vài nước.
Mới đây, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Malaysia S. Subramanian cho biết, nước ông sẽ ký MOU về tuyển dụng giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới.
Một trong những điểm mới của MOU này quy định tất cả các chủ lao động phải trả lương cho giúp việc gia đình qua tài khoản ngân hàng chứ không trả bằng tiền mặt như hiện nay để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp ngăn chặn giúp việc gia đình bỏ trốn.
Mỗi năm, Malaysia cần tới 50.000 giúp việc gia đình, nhưng kể từ khi Indonesia áp đặt lệnh cấm đưa lao động giúp việc của họ sang Malaysia làm việc hồi tháng 6/2009, chỉ có khoảng từ 20.000-30.000 người được tuyển dụng từ Campuchia, Philippines và Sri Lanka./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Dễ trồng và tích trữ, có lợi và được bán với giá được quy định trước và giao ngay tại nơi sản xuất, thuốc phiện trở thành loại "cây trồng lý tưởng" tại một đất nước đang xảy ra nội chiến như Afghanistan.
Hôm 3/5, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Jiang Yaoping cho biết, Trung Quốc sẽ duy trì thặng dư thương mại trong năm nay, mặc dù nước này lần đầu tiên chịu thâm hụt quý trong vòng 6 năm vào quý 1.
Việc kinh tế Trung Quốc sắp suy giảm đã khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bong bóng bất động sản, cũng như việc vấn đề này có ý nghĩa gì với hệ thống ngân hàng. Vì thế mà nhiều chuyên gia phân tích đang đặt câu hỏi, bong bóng nhà đất Trung Quốc lớn cỡ nào?
A-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, hôm qua cho biết, họ sẵn sàng đáp ứng đủ lượng dầu mỏ theo như yêu cầu của khách hàng, nhưng thừa nhận rằng, sản lượng dầu của họ tháng trước giảm.
Kết quả thăm dò dư luận Nhật Bản của tờ Nihon Keizai công bố hôm 18/4)cho thấy, 70% số người được hỏi tỏ ra không tin tưởng vào cách xử lý sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Chính phủ Nhật Bản, và 71% cho rằng việc công bố thông tin về sự cố trên của chính phủ không đáp ứng được yêu cầu của dư luận.
Các nhà kinh tế tại Bắc Kinh cho biết, áp lực lạm phát của Trung Quốc sẽ không thể giảm xuống dễ dàng trong ngắn hạn, kể cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu khổng lồ, còn gọi là gói nới lỏng định lượng - QE2.
Cơ quan Thống kê Trung Quốc hôm 16/4 đã lên án việc tiết lộ thông tin kinh tế và cho hay, những ai có liên quan sẽ bị nghiêm trị. Tuyên bố này được đưa ra sau khi các số liệu kinh tế chính thức được công bố hôm 15/4 khớp với những tin đồn phát tán trên thị trường trước đó.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.