Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc (NDRC) vừa dự báo nước này sẽ sản xuất 700 triệu tấn thép năm 2011 đáp ứng nhu cầu tăng mạnh.
Trước đó, bộ Công nghiệp và Hiệp hội sắt thép Trung Quốc chỉ đưa ra dự báo sản xuất 660 triệu tấn thép năm nay.
Chi phí các nguyên liệu đầu vào là quặng sắt và than tăng mạnh khiến lợi nhuận của các cơ sở sản xuất thép chỉ đạt khoảng 3%.
NDRC nhận định các kế hoạch của chính phủ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần làm tăng cầu thép trong năm nay. Thêm nữa, việc tái thiết đất nước của Nhật Bản sau thảm họa thiên nhiên sẽ tăng cường hoạt động xuất khẩu thép của Trung Quốc sang thị trường này.
Tuy nhiên, thị trường cũng đang bị kiềm kẹp bởi các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, hạn chế giá nhà đất.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trung Quốc, nước có mức độ ô nhiễm lớn nhất thế giới, dự định bắt đầu khai thác khí đá phiến, nguyên liệu để sản xuất khí đốt, vào cuối năm 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn nhiên liệu sạch.
Vùng duyên hải nam Trung Quốc, nhất là châu thổ đồng bằng sông Châu Giang (Quảng Đông), vốn mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Nhưng nay nơi ấy đang dần mất đi ưu thế này do khủng hoảng lao động và giá cả nguyên liệu thô đang tăng vọt.