Quầy rau xanh tại siêu thị thành phố Nantong, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) ngày 9/9 cho biết, tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng Tám đã giảm từ mức cao nhất trong 37 tháng qua vì nền kinh tế đang "hạ nhiệt."
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo sức ép giá cả sẽ tiếp tục khiến chính phủ phải đau đầu.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Tám tăng 6,2%, thấp hơn so với mức tăng 6,5% trong tháng Bảy. Giá lương thực tăng 13,4%, giá các loại hoa quả tăng 1,5%.
Ổn định giá tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu trong chương trình quản lý vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc. Nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng lãi suất ba lần và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sáu lần trong năm 2011.
Theo một chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế nước này đang vận hành chậm lại nhờ các chính sách tiền tệ trong nước thắt chặt trong khi vấn đề nợ công tại châu Âu và Mỹ cộng với những bấp bênh trong nền kinh tế toàn cầu khiến lượng cầu thế giới giảm.
Chuyên gia cho rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi tình hình trước khi đưa vào áp dụng các biện pháp vĩ mô hơn.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,5%/năm trong quý II, giảm nhẹ so với mức 9,7% trong quý I và mức 9,8% trong quý IV.
Dù một số chỉ số kinh tế đã "nguội" bớt, nhưng nhiều quan chức chính phủ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không "hạ cánh bất ngờ" mà sẽ ổn định với mức tăng trưởng tương đối nhanh.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng cao, thảm họa thiên tai liên tiếp và các phỏng đoán của các phương tiện truyền thông có thể củng cố thêm các lo ngại về nguy cơ lạm phát cao.
Nhiều chuyên gia cho biết, Trung Quốc phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng của "lạm phát nhập khẩu," khi đồng USD tiếp tục yếu đi - kết quả của một chính sách tiền tệ "nới lỏng thái quá" ở Mỹ, thúc đẩy giá hàng hóa của Trung Quốc tăng cao hơn nữa.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày càng tồi tệ, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Sự việc bị phanh phui vào ngày 30/8 vừa qua. Cơ quan an toàn thực phẩm, phòng Công thương, công an và Chính quyền thị xã đã phối hợp điều tra sự việc này. Ngay tại hiện trường, 1.000 kg dầu bẩn vừa được chuyển tới bởi một xe tải chở hàng.
Với lượng tiêu thụ 18,5 triệu chiếc máy tính cá nhân (PC) trong quý 2 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ (17,7 triệu sản phẩm), trở thành thị trường PC lớn nhất thế giới, hãng nghiên cứu thị trường IDC cho hay.
Khi lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp gỡ tại Hawaii sau 3 tháng nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn có thể tự hào với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng, nước Mỹ có nhiều công ty lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Michael Pettis, 53 tuổi- người Mỹ là giáo sư về khoa học tài chính tại Guanghua School of Management thuộc đại học Đại học Bắc kinh. Ông từng là nhà quản lý của Wall-Street và giảng dạy tại Columbia University ở New York. Giáo sư Michael Pettis cho rằng, hồi kết của sự thần kỳ kinh tế TQ đã đến. Sau đây là cuộc trò chuyện của ông với báo Wiwo (Tuần kinh tế) của Đức.
Ngôi chùa Thiếu Lâm nằm ở xã Đăng Phong, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) từ lâu đã nổi tiếng, đặc biệt là sau bộ phim cùng tên ra mắt hồi đầu những năm 1980. Tuy nhiên, gần đây, ngôi chùa này lại trở thành một điểm nóng tranh luận xung quanh vấn đề "tôn giáo bị thương mại hóa".
Trong không gian kinh tế thị trường mang màu sắc này kia của kỷ nguyên hậu Xô Viết, ẩn hiện quan niệm rằng quyền lực thường nở hậu ra sân sau, thành giàu có. Nhưng, làm sao cho “có”? Đáp: tôi may ngón “móc ngoặc”! Sự thâm nhập của kinh tế đa thành phần của Trung Quốc vào Nga và vào Mỹ buộc hai nước này đều phải nghiên cứu kinh tế bóng đen made in China, cho dù theo các hướng không hẳn song trùng.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.