Sự việc bị phanh phui vào ngày 30/8 vừa qua. Cơ quan an toàn thực phẩm, phòng Công thương, công an và Chính quyền thị xã đã phối hợp điều tra sự việc này. Ngay tại hiện trường, 1.000 kg dầu bẩn vừa được chuyển tới bởi một xe tải chở hàng.
Xưởng sản xuất dầu bẩn và tóp mỡ đen sì từ thịt bầy nhầy và da gà
Theo nguồn tin thân cận, số dầu này có xuất xứ từ một xưởng chế biến tại Mã Điếm, Giao Châu. Ngày 31/8, một tổ công tác gồm phòng an toàn thực phẩm, công an và Chính quyền Mã Điếm, Giao Châu nhanh chóng điều tra làm rõ chân tướng vụ việc. Địa chỉ được cung cấp từ nguồn tin trên không còn tồn tại bởi xưởng sản xuất này đã lặn mất tăm trước đó vài ngày. Nhưng tại Mã Điếm vẫn còn một xưởng khác nằm trên đường Giao Bình.
Được biết, đây vốn là một xưởng chế biến thực phẩm hợp pháp của xưởng Bắc Đô, Giao Châu. Trước đây, xưởng này kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Vài ngày trước, một xưởng sản xuất dầu bẩn và tóp mỡ bằng thịt lợn bầy nhầy và da gà đã chuyển tới đây,núp bóng doanh nghiệp hợp pháp để hoạt động.
Chình ình trước cửa xưởng là tấm biển lớn với dòng chữ: “Xưởng gia công thực phẩm Bắc Đô, Giao Châu”. Trong gian xưởng có diện tích hơn 100 m2, hai chiếc nồi lớn đầy ắp những miếng thịt bầy nhầy được trộn đều bằng một chiếc xẻng lớn. Những bịch nilong đựng mỡ chất đống ngổn ngang, ruồi nhặng bâu đen. Mé phía Đông có ba chiếc nồi lớn, bên cạnh là một gian nhà ngói ngập ngụa khói. Không chỉ dầu ăn siêu bẩn, tóp mỡ đen sì cũng là sản phẩm được ra lò tại xưởng này.
Chủ xưởng thừa nhận không có giấy phép sản xuất, chế biến dầu ăn nhưng vẫn hoạt động suôn sẻ. Loại dầu siêu bẩn này sau đó được chuyển tới Tức Mặc, Thanh Đảo nhưng chị này không khẳng định địa chỉ tiêu thụ là một xưởng sản xuất bánh Trung thu. Tuy nhiên, theo điều tra, những thùng dầu tại đây hoàn toàn trùng khớp với 1.000 kg dầu bẩn được một xe tải chở hàng đổ mối tại xưởng bánh Trung thu gần đường Di Khang, Tức Mặc.
“Vì chưa tịch thu được sổ nhật ký giao hàng của xưởng dầu này, nên tạm thời chúng tôi chưa kết luận xưởng bánh Trung thu tại Tức Mặc có sử dụng loại dầu này không. Sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra” - một nhân viên thuộc tổ điều tra Giao Châu cho biết.
“Nếu không lập tức loại bỏ loại dầu ăn siêu bẩn này, chắc chắn các xưởng sản xuất sẽ tận dụng để chế biến thực phẩm gây nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng” - một người dân tại Tức Mặc bức xúc chia sẻ với báo chí.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Với lượng tiêu thụ 18,5 triệu chiếc máy tính cá nhân (PC) trong quý 2 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ (17,7 triệu sản phẩm), trở thành thị trường PC lớn nhất thế giới, hãng nghiên cứu thị trường IDC cho hay.
Khi lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp gỡ tại Hawaii sau 3 tháng nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn có thể tự hào với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng, nước Mỹ có nhiều công ty lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Michael Pettis, 53 tuổi- người Mỹ là giáo sư về khoa học tài chính tại Guanghua School of Management thuộc đại học Đại học Bắc kinh. Ông từng là nhà quản lý của Wall-Street và giảng dạy tại Columbia University ở New York. Giáo sư Michael Pettis cho rằng, hồi kết của sự thần kỳ kinh tế TQ đã đến. Sau đây là cuộc trò chuyện của ông với báo Wiwo (Tuần kinh tế) của Đức.
Ngôi chùa Thiếu Lâm nằm ở xã Đăng Phong, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) từ lâu đã nổi tiếng, đặc biệt là sau bộ phim cùng tên ra mắt hồi đầu những năm 1980. Tuy nhiên, gần đây, ngôi chùa này lại trở thành một điểm nóng tranh luận xung quanh vấn đề "tôn giáo bị thương mại hóa".
Trong không gian kinh tế thị trường mang màu sắc này kia của kỷ nguyên hậu Xô Viết, ẩn hiện quan niệm rằng quyền lực thường nở hậu ra sân sau, thành giàu có. Nhưng, làm sao cho “có”? Đáp: tôi may ngón “móc ngoặc”! Sự thâm nhập của kinh tế đa thành phần của Trung Quốc vào Nga và vào Mỹ buộc hai nước này đều phải nghiên cứu kinh tế bóng đen made in China, cho dù theo các hướng không hẳn song trùng.
Những năm trước mở cửa, kinh tế đen còn khó phát hiện như “tìm mèo đen trong buồng tối”, theo ngạn ngữ Trung Quốc. Còn hôm nay, theo lời bạn buôn Trung Quốc cần phải giả mù mới không nhận thấy kinh tế ngầm. Trong năm khủng hoảng 2008, các “gian thương” ở Trung Quốc vẫn tìm cách che khuất được một lượng thu nhập đen chiếm khoảng 30% tổng sản lượng (khoảng 1,4 nghìn tỉ USD).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.