Những năm trước mở cửa, kinh tế đen còn khó phát hiện như “tìm mèo đen trong buồng tối”, theo ngạn ngữ Trung Quốc. Còn hôm nay, theo lời bạn buôn Trung Quốc cần phải giả mù mới không nhận thấy kinh tế ngầm .
Từ bóng ma thành bóng tối
Các nghiên cứu của Nga nghĩ rằng bóng ma kinh tế đen của Trung Quốc đậm nét nhờ tham nhũng trong thực hiện các dự án kinh tế - xã hội. Đa phần, đây là những hợp đồng có liên quan tới mua (quyền sử dụng) đất đai, bất động sản. Các hợp đồng có yếu tố tham nhũng thường được ký kết với hiệp trợ của các cán bộ Đảng, hoặc con ông cháu cha. Các số liệu chính thức cho thấy tài sản của con cái các quan chức thường sung túc hơn nhiều so với số tiền trong tài khoản ngân hàng của phụ huynh mình(1).
Đồng thời, ở đất nước nửa thế kỷ “Đông phương hồng”, đăng ký hành nghề cho một ngành nghề thường định hướng Tây phương để “bốn hiện đại” mà lại không có bôi trơn, thì chỉ là thứ chuyện cổ tích cho người lớn.
Thu nhập đen. Ảnh minh họa
Các nguồn chỉ ra rằng, chẳng hạn, trong năm khủng hoảng 2008, các “gian thương” ở Trung Quốc vẫn tìm cách che khuất được một lượng thu nhập đen chiếm khoảng 30% tổng sản lượng (khoảng 1,4 nghìn tỉ USD)(2).
Điều này, theo Nga, không có nghĩa là cứ đem con số 30 – 40 phần trăm thu nhập để ngoài sổ sách này đem tương vào con số chính thức, là ta nhận được tổng sản lượng thực của nền kinh tế phát triển nóng như lò Bát quái này.
Các chuyên gia Nga cho rằng, khi làm báo cáo ngần ấy năm liền, để điều hoà hai xu thế ngược nhau là đăng ký thành tích (để lên chức), và cố phản ảnh thực tại ở mức nào đó (để không bị phát giác là “tô hồng” màu cờ thắng lợi), các con số đã bị căn chỉnh, vo tròn. Kết quả là quan hệ giữa kinh tế bóng tối và “kinh tế đoan chính” là một hàm số phi tuyến của nhiều biến số…
Cảm nhận sự rậm rạp sum suê của kinh tế bóng tối có thể dựa vào những thông báo liên tục trên báo chí Trung quốc về các vụ bắt giam và kết án các quan chức cao cấp về tội đồng loã hoặc tham gia tổ chức các phi vụ buôn lậu, sản xuất hàng giả. Nếu như đầu những năm “mở cửa” trong báo cáo của cơ quan điều tra, quy mô của lượng tiền bất hợp pháp quay vòng ở mức hàng triệu hoặc hàng chục triệu ND tệ, thì hôm nay luân chuyển của dòng tiền “không hợp thức” đã đạt cỡ nghìn tỉ đô la.
Nền kinh tế “nhà trồng được”
Theo các chuyên gia Nga, luồng tư bản mạnh nhất được bơm vào nuôi cái cây là khu vực kinh tế bóng tối xảy ra sau chuyến đi của đồng chí Đặng Tiểu Bình xuống Quảng Đông năm 1991. Lúc này, bộ máy lãnh đạo già nua thực tế đã hoan nghênh một “đại nhảy vọt” kiểu tư bản, kêu gọi giải phóng tính năng động của doanh nhân nội địa (phi thương bất hoạt), vốn bị kiềm chế bởi những kinh độ của (trục dọc) là chính sách tài chính cứng nhắc của nhà nước.
Ở miền nam Trung Hoa bắt đầu một hoạt náo cực độ (вакханалия - lễ tế Tửu thần) về đầu tư vào bất động sản, vào mua sắm thiết bị, và nhất là vào các phi vụ đầu cơ cổ phiếu. Theo các khái toán, đã có tới khoảng 300 tỉ đô la tiền của nhà nước, của doanh nghiệp quốc doanh, và vốn vay được tiêu vào công cuộc này. Tới năm 1994, trong lĩnh vực tài chính toàn quốc, đã xảy ra một sự hỗn loạn toàn diện: mức lạm phát tăng tới hàng chục lần, còn tỉ lệ thu ngân sách trong tương quan với GDP giảm tới 1,5 lần.
Chuyên gia cấp cao Evgeny Berlin của Học viện ngoại giao Nga, dựa trên các phân tích trên, kết luận rằng phần lớn tiền đầu tư (thuộc 300 tỉ USD nêu trên) cho các dự án hứa hẹn đem lại thu nhập cao theo các chuẩn mực thời đó, trên thực tế đã bị mất. Thay vào đó là miếng đất màu mỡ để kinh tế bóng tối đâm chồi nảy lộc(3). Bởi vì với người Trung Quốc, thực tiễn vay tín dụng phải “lót tay”, khiến khoản trả lãi ngân hàng trên thực tế tăng thêm vài phần trăm năm cũng đơn giản như có con ngoài quy định của “chính sách một con” mà thôi.
Theo điều tra xã hội những năm 90, ước mơ lớn nhất của người Trung Quốc là nhận được tín dụng ngân hàng. Kết quả là, vẫn theo nguồn Nga, nhờ nỗ lực hâm nóng không khí kinh doanh lúc đó của chính khách, những dòng tiền lớn đã thổi lên một “bong bóng” kinh tế, còn lớp vữa trát lên nó của sự năng động về tài chính và kinh doanh của người Trung quốc về thực chất nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, ngoài các báo cáo thống kê và hồ sơ thuế quan.
Trung Hoa kết toán năm tài chính 2010 với hơn GDP đạt 6 nghìn tỉ USD theo số liệu chính thức. Nhưng thu nhập “đen” (không đưa vào các báo cáo chính thức) là khoảng 9,3 nghìn tỉ ND tệ(4). Các chuyên gia cho rằng tổng sản lượng nội địa của Đại lục (cả đen lẫn trắng) tài khoá vừa rồi vào khoảng 7,5 nghìn tỉ USD(5).
Mafia bất tử?
Các chuyên gia Mỹ và Nga đều cho rằng kinh tế ngầm ở Trung Quốc “mạnh” hơn (về tỷ lệ so với kinh tế chính thống), so với “bạn” của nó (kinh tế bóng tối) ở Nga. Nhưng khác với Nga, Bộ ngân khố Mỹ cho rằng tới 50% hoạt động kinh tế Nga hoạt động “rút vào” bí mật vì mức thuế phải đóng quá cao. Chính quyền Đại lục, vì lý do chính trị, chỉ dám nhận rằng kinh tế bóng đen chiếm khoảng 10 – 20% thôi. Vì thế, nhờ vào sự phát triển ngầm nhưng mãnh liệt của bộ phận làm kinh tế đen, kinh tế Trung quốc, thực ra đang trỗi dậy mạnh hơn nhiều các số liệu chánh thức(6).
Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng vẫn vì lý do chính trị, chính phủ không muốn định lượng chính xác kinh tế đen rộng lớn đến mức nào, ít nhất vì nó làm các Bộ ngành liên đới ở Bắc Kinh cãi cọ dữ dội(7).
Ý kiến từ Nga cho rằng kinh tế Trung Quốc khó sụp vì thỉnh thoảng họ lại cho ra ma một số tội đồ kinh tế, bất chấp quyền cao chức trọng hay tài sản kếch sù. Chuyên gia Shaun Rain kiên quyết khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ không thể bạc phận như các nhà kinh tế nổi tiếng như Jim Chanos vẫn đoán. Nhưng cách trình bày của Shaun Rain(8) gây cảm tưởng cho phó thường dân rằng kinh tế Trung Hoa không thể “chết”, vì sự năng động của khu vực kinh tế ngầm(?). Điều này gợi lại một nhận thức ở Nga, rằng chỉ có mafia Nga (hoạt động sau các công ty “vỏ bọc") là năng động nhất, các khu vực “đoan chính” hơn thì gật gà ngủ.
Người ta vốn mình trần mắt thịt, nên dễ đồng ý thôi, vì kinh tế bóng đen còn được gọi là kinh tế ma, mà ma thì không thể chết được.
Chú thích:
1. “Tham nhũng ở Đại lục phá mọi kỷ lục”. http://www.chinamodern.ru/?p=322 2. “Tham nhũng ở Đại lục phá mọi kỷ lục”. http://www.chinamodern.ru/?p=322 3. http://www.businesspress.ru/newspaper/article_mId_21960_aId_20141.html 4. http://nextbigfuture.com/2010/08/credit-suisse-study-suggests-there-is.html 5. http://nextbigfuture.com/2011/02/chinas-economy-us75-trillion-including.html 6. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html 7. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html 8. http://www.forbes.com/2010/02/03/china-economy-bubble-leadership-citizenship-rein.html
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Ấn Độ đã nổi lên như một nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới trong mười năm qua. Sự tiến bộ này có được là nhờ những cải cách trong lĩnh vực tài chính, các chính sách vĩ mô của chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp cùng với các tổ chức xã hội, nhưng trên hết đó là nhờ sự đóng góp của công nghệ thông tin.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đã thành công về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức bình quân trên 60 tỉ USD/năm. Nhưng hiện tượng tiêu cực cũng nảy sinh, nhất là tình trạng lách luật để rửa tiền diễn ra khá nghiêm trọng.
Hôm 12/8, tập đoàn China CNR Corp. Ltd. của Trung Quốc tuyên bố triệu hồi 54 tàu cao tốc để tiến hành sửa chữa. Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt động thái gần đây của Trung Quốc nhằm xốc lại hình ảnh đường sắt cao tốc của nước này, sau vụ tai nạn hồi cuối tháng 7.
Trung Quốc sẽ hạ cánh an toàn, kể cả khi kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vừa phải do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của tổ chức nghiên cứu độc lập Conference Board cho hay.
Văn phòng Nội các Nhật Bản hôm 15/8 công bố số liệu GDP quý 2/2011 giảm nhẹ hơn so với dự báo của giới phân tích. Điều này cho thấy, kinh tế Nhật đang phục hồi mạnh mẽ và góp phần giúp thị trường châu Á đi lên trở lại sau những tuần biến động vừa qua.
“Tuần báo kinh tế Trung Quốc” dẫn lời các “nhà tiên tri” trong và ngoài nước cảnh báo rằng bất chấp tình hình phát triển vẫn rất ngoạn mục và năng động, kinh tế Trung Quốc đang tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.