Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời khủng hoảng: Dân Trung Quốc vẫn đổ tiền mua trang sức

Tình yêu của Trung Quốc đại lục dành cho những sản phẩm cao cấp có thể chống chọi được cuộc suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu hay không? “Đương nhiên” là câu trả lời của nhiều thương nhân bán lẻ Trung Quốc.

Hãng kim cương Graff và Chow Tai Fook, một công ty vàng bạc và đồ trang sức tại HongKong, đều đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại đây. Cả hai công ty đều tuyệt đối tin tưởng vào sự thành công của đợt chào bán này. Laurence Graff, Giám đốc điều hành công ty Graff, đã giải thích trên tờ Bưu Điện Nam Hoa Buổi Sáng (South China Morning Post), nếu 10% dân số Trung Quốc mua kim cương thì trữ lượng kim cương trên toàn thế giới sẽ bị cạn kiệt. Rõ ràng sự thật là vậy nhưng đó là điều không thể xảy ra.

Trước đây, chúng ta đã từng nghe kiểu suy luận bất ngờ như vậy liên quan tới Trung Quốc. Một tranh luận tương tự cũng được đặt ra là tình yêu của dân Châu Á dành cho những nhãn hiệu cao cấp có đủ lớn để các thương hiệu này tiếp tục đạt được những bước phát triển nhảy vọt không.

Những công ty như Chow Tai Fook, với hoạt động kinh doanh hơn 80 năm nay, giải thích, người Trung Quốc thích mua vàng hơn kim cương. Nhận định đó đang dần thay đổi, một phần nhờ có hoạt động chế tác nhiều kim cương hơn mà Chow Tai Fook đang làm nhằm đáp ứng những khách hàng ngày càng giàu có, nhưng thế giới còn phải đi một đoạn đường dài mới rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn kim cương.

Bất chấp suy thóai, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường bán lẻ trang sức cao cấp lớn nhất trên thế giới?

Tương tự, suy nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ không hạn chế việc mua sắm các nhãn hiệu cao cấp thậm chí khi giá bất động sản bắt đầu suy giảm tại các thành phố lớn của Trung Quốc như nó đang xảy ra hiện nay dường như là không hợp lý.

Không ai dự báo rằng một cuộc khủng hoảng bất động sản giống sự kiện diễn ra ở HongKong năm 1997 sẽ xảy ra tại đại lục, nhưng hoạt động mua sắm của thành phố đã sụp đổ trong nháy mắt sau khi bong bóng bất động sản nổ tung. Ảnh hưởng tiêu cực của sự giàu có vận vào người tiêu dùng ở mọi nơi - sự thật thì chỉ đối với những người được thống kê.

Một công ty lớn chuyên bán lẻ các mặt hàng cao cấp báo cáo rằng tại Ôn Châu, nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải những vấn đề về tài chính, doanh thu đang giảm xuống chỉ trong vài tháng trở lại đây.

Tuy nhiên, Châu Á có nhiều điểm khác biệt, một châu lục đánh giá bản thân bằng những nhãn hiệu cao cấp là đặc điểm rõ nét hơn cả. Một nghiên cứu của McKinsey về thái độ người tiêu dùng chỉ ra rằng những nhân viên văn phòng trẻ tuổi đôi khi sẽ tiết kiệm cả tháng lương của mình để mua một chiếc túi xách đắt tiền.

Trong nhiều năm gần đây, theo HSBC, tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh trang sức và vàng bạc đạt 24% so với mức tăng trưởng thu nhập là 14%.

Năm 2011 là năm mà nhiều nhà phân tích dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường bán lẻ trang sức cao cấp lớn nhất trên thế giới. Công ty Chow Tai Fook dường như có vị trí tốt để kinh doanh trong tình hình kinh tế suy thoái vì những sản phẩm của công ty luôn đạt tiêu chuẩn của sản phẩm được gọi là trang sức đại chúng.

HSBC cũng chỉ ra, không giống như đồng hồ, sản phẩm phụ thuộc vào hệ thống đại lý phân phối, mà hiện nay họ đang gặp những vấn đề khó khăn về tài chính, những công ty bán lẻ đồ trang sức thường có một mô hình bán lẻ trực tiếp, điều này giúp cho họ ít gặp phải những thay đổi đột ngột hơn.

Người giàu Trung Quốc "khát" kim cương hồng

Kim cương hồng đã tìm được người bạn thân mới: người giàu Trung Quốc. Lo lắng về các hình thức đầu tư truyền thống như chứng khoán hay trái phiếu đang mất dần giá trị, người giàu Trung Quốc đang đổ xô mua kim cương để đầu tư, cùng với rượu và tranh quý.

Mối quan tâm của họ đang đẩy gia kim cương hồng của Australia - loại kim cương hiếm nhất thế giới - và mang lại các khoản lợi nhuận vốn đã bỏ xa các chỉ số chứng khoán Dow Jones và Hang Seng của Hồng Kông trong thập kỷ qua.

Giá kim cương hồng đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ 2000-2010, theo các nhà tư vấn của công ty Gemdax chuyên về ngành công nghiệp kim cương, so với 63% lợi nhuận của Hang Seng và 6,2% của Down Jones.

Hãng kim hoàn lớn nhất thế giới, Chow Tai Fook, đang chuẩn bị cho đợt niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào tháng tới. Đây được xem là một trong những đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu lớn nhất trong năm, dự kiến thu về 3,5 triệu USD.

Hãng kim cương Graff Diamonds có trụ sở tại Hồng Kông đang lên kế hoạch niêm yết trị giá 1 tỷ USD tại Hồng Kông vào năm tới vì công ty muốn tiếp cận thị trường kim cương phát triển nhanh nhất thế giới này.

Graff sở hữu một viên kim cương hồng 25 carat tên gọi Graff Pink mà hãng này mua với giá 46 triệu USD trong một cuộc đấu giá của Sotheby's, trở thành viên kim cương đắt đỏ nhất từng được đấu giá.

(Theo Dân Trí)

(VEF)

  • Trung Quốc liên tục đổ tiền vào “sân sau” của Mỹ
  • Thế chiến thứ 3 nổ ra ở châu Á – Thái Bình Dương?
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới đã lan đến Trung Quốc
  • Bất ổn của một thành phố kinh tế kiểu mẫu
  • 10 siêu dự án của Trung Quốc
  • Trung Quốc liệu có đuổi kịp Mỹ?
  • Những hậu quả của “Chủ nghĩa GDP” ở Trung Quốc
  • Sức mạnh cách tân của Trung Quốc không đáng sợ?