Trung Quốc bắt đầu có hiện tượng của nước từng rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như những nước từng rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình trải qua.
Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) diễn ra hồi đầu tháng tại Hà Nội một lần nữa nhắc tới khái niệm "bẫy thu nhập trung bình". Theo đó, ADB cảnh báo, các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại châu Á đang đứng trước nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", khi dịch chuyển nguồn của tăng trưởng từ việc phụ thuộc vào tài nguyên như lao động rẻ và vốn, sang tăng trưởng dựa trên năng suất cao và đổi mới công nghệ.
Giới phân tích cho rằng, một trong số những quốc gia có nguy cơ rơi vào kịch bản này, nhiều nhất là Trung Quốc. Căn cứ vào số liệu thống kê mới nhất, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt qua ngưỡng 4.000 USD, bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như ở những nước từng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình".
Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển. Đó là bởi vì khi đang thực sự nghèo, một đất nước có thể biến chính cái nghèo thành lợi thế. Nhân công giá rẻ làm cho một nền kinh tế có thu nhập thấp cạnh tranh trong sản xuất thâm dụng lao động (ví dụ trong các ngành dệt may, giày dép và đồ chơi).
Tuy nhiên, mô hình đó cuối cùng không tăng trưởng được nữa. Khi thu nhập tăng, chi phí tăng, các ngành công nghiệp sản xuất cũ kỹ, công nghệ thấp mất khả năng cạnh tranh. Các quốc gia sau đó phải chuyển "chuỗi giá trị" sang xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn. Nhưng ngay cả như thế cũng không đủ để tránh bẫy. Để trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, nó cần làm nhiều hơn là chỉ làm ra sản phẩm bằng cách tăng người và lao động cho các nhà máy. Nền kinh tế cần đổi mới và sử dụng lao động cũng như nguồn vốn hiệu quả hơn.
Điều đó đòi hỏi một mô hình hoàn toàn khác trong kinh doanh. Thay vì chỉ lắp ráp các sản phẩm được thiết kế bởi những nước khác, với công nghệ nhập khẩu, các công ty phải chủ động đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, sử dụng lao động có tay nghề cao để chuyển hóa những khoản đầu tư thành sản phẩm mới và lợi nhuận. Đó sẽ là một sự thay đổi không dễ đạt được.
Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên thuộc Đại học Quốc gia Singapore, xét trên nhiều phương diện, Trung Quốc bắt đầu rơi vào "bẫy thu nhập trung bình". Thực tế, quốc gia này bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như những nước từng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" trải qua. Ví như tăng trưởng kinh tế thiếu động lực bền vững, phân hóa giàu nghèo, đô thị hóa quá mức, thiếu hụt dịch vụ công, khó khăn trong tạo việc làm...
"Bẫy thu nhập trung bình" cũng có thể nhìn thấy ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Brazil, Mexico, Chile, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines... Những nước này đều bước vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình từ nhiều chục năm trước, nhưng tới nay vẫn loay hoay trong giai đoạn phát triển thu nhập GDP bình quân đầu người từ 2.000 USD đến 5.000 USD. Khó đến mức mà nhà kinh tế người Nhật Kenichi đã gọi đó là cái "trần thủy tinh" của các nước ASEAN.
Philippines là quốc gia điển hình về tình trạng vướng bẫy thu nhập trung bình, khi mất hàng thập kỷ không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD. Indonesia cũng mất hơn một thập kỷ để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD. Còn Thái Lan thì cũng mất hơn hai thập kỷ mới vượt qua con số 3.000 USD, nhưng vẫn chưa bước vào được nhóm nước có mức thu nhập trung bình của trung bình.
Nguyên nhân của tình trạng vướng bẫy trung bình được mô tả như là (i) sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng; (ii) tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công (nền kinh tế trong nước không đủ sức tạo ra giá trị gia tăng mới để tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu; sự thống trị của các hãng mang thương hiệu nước ngoài); (iii) sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn.
Quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, bản thân nó cũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự hủy hoại môi trường sống phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục (có yếu tố vĩnh viễn không phục hồi được), sự thay đổi môi trường xã hội (kết cấu văn hóa, kết cấu xã hội biến đổi trong thời gian quá ngắn) dễ tạo ra những xung đột; sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm.
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho rằng, muốn thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình", rất đơn giản, Trung Quốc phải đi sâu cải cách kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Trên thực tế, nếu không thể giải quyết vấn đề dân sinh, cái gọi là đi sâu cải cách kinh tế chỉ là dừng lại ở mức độ nói suông mà thôi. Người dân sớm nhận thấy rằng, mô hình phát triển kinh tế truyền thống đã đến đỉnh điểm, cần phải chuyển đổi, tìm kiếm điểm tăng trưởng kinh tế mới, đó chính là xây dựng xã hội tiêu dùng.
Nhưng trong tình hình hiện nay, xã hội tiêu dùng tuyệt nhiên không có cơ sở. Một là, thiếu hụt chính sách xã hội, gồm chính sách bảo đảm xã hội, y tế, giáo dục và nhà ở. Trong bối cảnh không có sự giúp đỡ từ xã hội, cho dù người dân có chút tích lũy cũng không dám chi tiêu. Hai là, người dân nhận được quá ít từ lao động, thu nhập không cao. Rất rõ ràng, phương pháp trực tiếp nhất để xây dựng xã hội tiêu dùng chính là tiếp tục nâng cao mức sống của nhân dân, cải thiện dân sinh.
Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, nếu vấn đề dân sinh không được giải quyết, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rủi ro cấp tiến hóa xã hội. Người dân hy vọng vào sự ổn định xã hội lâu dài, không có ổn định sẽ không có phát triển. Nhưng nếu phát triển không giải quyết được vấn đề dân sinh, xã hội sẽ cấp tiến hóa. Những gì xảy ra ở châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và gần đây là ở thế giới Arab đều cho thấy tầm quan trọng của vấn đề dân sinh đối với xã hội, thậm chí là đối với sự ổn định xã hội.
Xem xét từ góc độ kinh nghiệm lịch sử thế giới của việc giải quyết vấn đề dân sinh, Trung Quốc rõ ràng đã bước vào thời kỳ của cơ hội chiến lược. Muốn giải quyết vấn đề dân sinh, Trung Quốc phải giải quyết một vấn đề hiện thực, đó là vấn đề tài lực quốc gia. Không có tài lực, không thể làm gì. Cho nên, việc giải quyết vấn đề dân sinh của một quốc gia thường diễn ra trong giai đoạn nước đó có sự phát triển đi lên về kinh tế trong thời gian tương đối dài và chính quyền hoặc xã hội đã tích lũy được của cải tương đối.
Một khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó chậm lại, tài lực bị suy thoái, vấn đề dân sinh sẽ không thể giải quyết được. Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế tốc độ cao và chính quyền đã tích lũy được một lượng của cải lớn. Do đó, từ 5 - 10 năm tới, đương nhiên trở thành thời kỳ của cơ hội chiến lược cho việc giải quyết vấn đề dân sinh của Trung Quốc.
Trên thực tế, gần đây Trung Quốc cũng đã có hành động thiết thực trong vấn đề dân sinh. Các bên liên quan cũng đã bày tỏ phải động viên tài lực cho đất nước, tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng điểm về dân sinh. Đây là dấu hiệu rất tốt, thống nhất với cách đề cập rằng phải tìm kiếm đột phá khẩu của cải cách được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015).
Cụ thể, trong kế hoạch này, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hằng năm là 7% và tăng thu nhập đầu người hằng năm là hơn 7%. Theo Giáo sư kinh tế Chu Thiên Dũng thuộc trường Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, “đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt mục tiêu giữ cho tăng trưởng thu nhập hàng năm theo kịp với tăng trưởng GDP để tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ phát triển kinh tế”.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trung Quốc vừa ra lệnh dừng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc do vi phạm luật môi trường và đây là dự án đường sắt cao tốc thứ hai bị đình chỉ trong vòng hai tháng qua.
Ngay cả với tăng trưởng quý 1 ở mức 9,7%, nỗi lo về sự suy giảm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bắt đầu rõ rệt, khi chính phủ Trung Quốc chuyển từ chính sách kích thích sang giảm phát nền kinh tế.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Kaoru Yosano ngày 22-5 cho hay kinh phí để tái thiết vùng bị ảnh hưởng sau động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân hồi tháng 3-2011 từ 10.000-15.000 tỉ yen (khoảng 185 tỉ đô la Mỹ).
Chủ tịch công ty điện lực Tokyo (Tepco) Masataka Shimizu hôm nay (20-5) tuyên bố từ chức sau khi báo cáo thua lỗ 15 tỉ đô la Mỹ do chi phí khắc phục cũng như bồi thường cho các nạn nhân của cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ hồi tháng 3-2011.
Ấn Độ hy vọng sẽ được “đền đáp” xứng đáng tại châu lục có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú bằng những giúp đỡ “hào phóng” của mình tại khu vực này.
Mặc dù một số nước momg muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc, nhưng theo một chuyên gia, ưu thế dẫn đầu của Trung Quốc trong sản xuất đất hiếm ít nhất vẫn có thể duy trì được 5 – 10 năm nữa. Trong khi đó, Mỹ gấp rút chuẩn bị công tác hy vọng nhanh chóng tái khởi động sản xuất đất hiếm vốn bị đình trệ đã 10 năm.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.