Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Trung Quốc chưa thể mất đi ưu thế sản xuất đất hiếm”

Mặc dù một số nước momg muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc, nhưng theo một chuyên gia, ưu thế dẫn đầu của Trung Quốc trong sản xuất đất hiếm ít nhất vẫn có thể duy trì được 5 – 10 năm nữa. Trong khi đó, Mỹ gấp rút chuẩn bị công tác hy vọng nhanh chóng tái khởi động sản xuất đất hiếm vốn bị đình trệ đã 10 năm.

Sản lượng đất hiếm Trung Quốc đứng đầu thế giới


Trữ lượng đất hiếm Trung Quốc chiếm gần 40% thế giới, nhưng sản lượng lại chiếm hơn 95% lượng tiêu dùng đất hiếm 130 nghìn tấn/năm.

Mấy năm trở lại đây, xuất phát từ nguyên nhân bảo vệ tài nguyên, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, Trung Quốc đã giảm xuất khẩu ra nước ngoài, năm 2010 lượng xuất khẩu đất hiếm đã giảm 9,3%.

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu để đẩy giá đất hiếm

Đất hiếm hàm chứa 17 nguyên tố, được sử dụng rộng rãi trong năng lượng xanh và lĩnh vực công nghệ cao, nhưng xe hơi động cơ hỗn hợp, ô tô điện, tua bin gió tiên tiến, phần mềm máy tính, màn huỳnh quang điện thoại di động và các vũ khí quân sự khác.

Cùng với sự mở rộng phạm vi sử dụng và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, đất hiếm càng trở nên đắt đỏ, giá cả cũng không ngừng tăng vọt. Trong 4 tháng qua, giá đất hiếm toàn cầu đã tăng gấp đôi.

Ưu thế sản xuất đất hiếm của Trung Quốc khó lung lay trong thời gian ngắn


Trong bối cảnh này, một số nước như Mỹ quyết định phá vỡ ưu thế gần như độc quyền này của Trung Quốc. Tuy nhiên, một chuyên gia đến từ Công ty đầu tư Urandaline của Úc cho rằng, vị trí sản nước sản đất hiếm chủ yếu của Trung Quốc ít nhất có thể vẫn duy trì được 5 – 10 năm nữa.

Theo ông này, sau đó, vị trí dẫn đầu của Trung Quốc sẽ dần dần biến mất, bởi vì các mỏ đất hiếm khác sẽ đuổi kịp và tranh giành cao thấp.

Các công ty Mỹ chuẩn bị tái khởi động sản xuất đất hiếm


Cuối những năm 1980 của thế kỷ trước, Mỹ vẫn là sản xuất đất hiếm chủ yếu. Nhưng sau khi bước vào thế kỷ mới, do giá đất hiếm Trung Quốc rẻ, nên Mỹ buộc phải ngừng sản xuất đất hiếm, chuyển sang dựa vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu.

Hiện tại, Mỹ đang cố gắng thay đổi cục diện này. Có nghị sỹ Mỹ cho rằng, tự sản xuất đất hiếm có liên quan tới an ninh quốc gia. Số đất hiếm mà Mỹ dùng cho quốc phòng mỗi năm đã chiếm tới 5% sản lượng đất hiếm thế giới.

Tờ “California View” đưa tin, công ty khai khoáng MolycorpMinerals chuẩn bị tái thiết mỏ Mountain Pass Mine tại bang California. Công ty này tuyên bố, mỏ này sẽ được xây dựng sạch nhất trên thế giới và hiệu quả cũng sẽ được nâng cao đáng kể, giá thành có thể sẽ thấp bằng một nửa chi phí sản xuất của Trung Quốc.

3 năm nữa, đất hiếm của Mỹ mới đáp ứng 1/4 nhu cầu toàn cầu


Thực lực của Mỹ cũng không thể bị đánh giá thấp. Theo “Financial Times”, đến năm 2014, sản lượng năm của mỏ Mountain Pass sẽ đạt 40000 tấn. Các kỹ sư của công ty MolycorpMinerals cho hay, mỏ Mountain Pass sẽ có thế đáp ứng được 1/4 nhu cầu toàn cầu, sản lượng sẽ vượt qua nhu cầu của bản thân nước Mỹ.

Theo một nguồn tin khác từ “Nhật báo Phố Wall”, một nghị sỹ của Đảng Cộng hòa gần đây đề xuất muốn sửa đổi “Luật trao quyền Quốc phòng” năm tài khóa 2012, từ đó để Bộ Quốc phòng hoạch định kế hoạch xây kho dự trữ đất hiếm, nhằm “tránh phụ thuộc vào một nguồn cung ứng độc nhất nào đó”.

(Vitinfo)

  • Lạm phát Trung Quốc sẽ theo xu hướng dài hạn
  • Trung Quốc: kỷ nguyên hàng hoá giá rẻ sẽ kết thúc
  • Mô hình sản xuất tri thức trong các nước ASEAN
  • Châu Á sẽ trở thành khu vực thịnh vượng vào 2050
  • Trung Quốc ngày càng “trội” hơn Nhật Bản
  • Suy thoái đòi hỏi Nhật phải đẩy nhanh kích thích kinh tế
  • Trung Quốc: Cảnh báo dùng hóa chất trong nông nghiệp
  • Trung Quốc cấm xuất khẩu dầu điêzen: Phản ứng dây chuyền khắp châu Á